thumbnail

Trắc nghiệm Pháp luật Đại cương - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật Đại cương dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), giúp ôn tập và củng cố kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, hệ thống pháp luật Việt Nam và ứng dụng pháp luật trong thực tiễn. Tài liệu hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần.

Từ khoá: trắc nghiệm Pháp luật Đại cương Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội HUBT nguyên tắc pháp luật hệ thống pháp luật Việt Nam ôn tập pháp luật câu hỏi trắc nghiệm luyện thi pháp luật pháp luật cơ bản

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, có bao nhiêu mô hình cơ bản cấu trúc nhà nước?
A.  
Hai mô hình: (i) Mô hình nhà nước đơn nhất; (ii) Mô hình nhà nước phức hợp.
B.  
Ba mô hình: (i) Mô hình nhà nước đơn nhất; (ii) Mô hình nhà nước liên bang; (iii) Mô hình nhà nước liên minh.
C.  
Bốn mô hình: (i) Mô hình nhà nước đơn nhất; (ii) Mô hình nhà nước liên bang; (iii) Mô hình nhà nước liên minh; (iv) Mô hình siêu nhà nước.
D.  
Năm mô hình: (i) Mô hình nhà nước đơn nhất; (ii) Mô hình nhà nước liên bang; (iii) Mô hình nhà nước liên minh; (iv) Mô hình siêu nhà nước; (v) Mô hình nhà nước quá độ.
Câu 2: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân đối với hoạt động của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào ?
A.  
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị.
B.  
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị.
C.  
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị.
D.  
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị.
Câu 3: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, có bao nhiêu dạng chính thể quân chủ cơ bản?
A.  
Có bốn dạng cơ bản: (i) CTQC tuyệt đối; (ii) CTQC nghị viện lập hiến; (iii) CTQC nghị viện hạn chế; (iv) CTQC lưỡng tính.
B.  
Có ba dạng cơ bản: (i) CTQC tuyệt đối; (ii) CTQC nghị viện, lập hiến, hạn chế; (iii) CTQC lưỡng tính.
C.  
Có hai dạng cơ bản: (i) CTQC tuyệt đối; (ii) CTQC nghị viện lập hiến.
D.  
Có một dạng cơ bản, đó là CTQC lưỡng tính.
Câu 4: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Ủy ban nhân dân hoạt động theo các hình thức nào ?
A.  
Phiên họp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương; tổ chức hội nghị với nhân dân địa phương.
B.  
Phiên họp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; ban hành các văn bản hành chính để thi hành pháp luật ở địa phương; tổ chức hội nghị đối với nhân dân địa phương và các hình thức khác.
C.  
Phiên họp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương; tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân với nhân dân địa phương.
D.  
Phiên họp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương; tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại với nhân dân địa phương.
Câu 5: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Quốc hội làm việc theo nguyên tắc nào ?
A.  
Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
B.  
Quốc hội làm việc theo chế độ tập trung dân chủ và quyết định theo đa số.
C.  
Quốc hội làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và quyết định theo đa số về những vấn đề quan trọng của đất nước.
D.  
Quốc hội làm việc theo chế độ họp “xuân thu nhị kỳ” và quyết định theo đa số.
Câu 6: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, dựa vào các dấu hiệu cơ bản nào để nhận diện chế độ chính trị độc tài/phản dân chủ ?
A.  
(i) Hệ tư tưởng phản động, dân tộc chủ nghĩa; (ii) Trấn áp nhân dân trong nước; (iii) Vai trò của cơ quan lập pháp bị vô hiệu hóa; Toàn bộ quyền lực nhà nước nằm trong tay lãnh tụ tối cao và bộ máy nhà nước của vị lãnh tụ đó.
B.  
(i) Hệ tư tưởng phản động, dân tộc chủ nghĩa; (ii) Trấn áp nhân dân, thù địch với các nước khác; (iii) Hệ thống Tòa án bị vô hiệu hóa; Hoạt động tố tụng tuân theo lệnh của các cơ quan đặc biệt của nhà nước.
C.  
(i) Xuất hiện trên nền tảng chế độ tư hữu; (ii) Hệ tư tưởng phản động, dân tộc chủ nghĩa; (iii) Trấn áp nhân dân, thù địch với các nước khác; (iv) Vai trò của cơ quan đại diện bị vô hiệu hóa; (v) Hệ thống Tư pháp bị vô hiệu hóa.
D.  
(i) Xuất hiện trên nền tảng chế độ tư hữu; (ii) Hệ tư tưởng phản động, dân tộc chủ nghĩa; (iii) Trấn áp nhân dân trong nước; (iv) Toàn bộ quyền lực nhà nước nằm trong tay lãnh tụ tối cao và bộ máy nhà nước của vị lãnh tụ đó.
Câu 7: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, dựa vào các dấu hiệu cơ bản nào để nhận diện chế độ chính trị dân chủ tư sản?
A.  
(i) Tính tối cao của Hiến pháp và Nghị viện; (ii) Hệ thống đa đảng; (iii) Đa dạng về hình thức sở hữu; (iv) Đưa hệ thống phân chia quyền lực vào toàn bộ Bộ máy nhà nước; (v)
B.  
(vi) Đa nguyên tư tưởng và đa nguyên biểu đạt ý kiến.
C.  
(i) Tính tối cao của Hiến pháp; (ii) Hệ thống đa đảng; (iii) Đa dạng về hình thức sở hữu; (iv) Đưa hệ thống phân chia quyền lực vào Bộ máy nhà nước; (v) Trong Hiến pháp có hệ thống các quyền và tự do dân chủ; (vi) Đa nguyên tư tưởng.
D.  
(i) Hệ thống đa đảng; (ii) Đa dạng về hình thức sở hữu; (iii) Đưa hệ thống phân chia quyền lực vào toàn bộ Bộ máy nhà nước; (iv) Đa nguyên tư tưởng và đa nguyên biểu đạt ý kiến.
E.  
(i) Hệ thống đa đảng; (ii) Đa dạng về hình thức sở hữu; (iii) Đưa hệ thống phân chia quyền lực vào toàn bộ Bộ máy nhà nước; (iv) Trong Hiến pháp có hệ thống các quyền và tự do dân chủ.
Câu 8: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Quốc hội được thành lập theo cách thức nào ?
A.  
Do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, theo nhiệm kỳ mỗi khoá Quốc hội là 05 năm, trừ trường hợp đặc biệt do Luật định.
B.  
Do đại biểu cử tri của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bầu ra theo nguyên tắc trực tiếp, bỏ phiếu kín, theo nhiệm kỳ mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.
C.  
Do đại biểu cử tri bầu ra theo nguyên tắc trực tiếp, bỏ phiếu kín, theo nhiệm kỳ mỗi khoá Quốc hội là 05 năm, trừ trường hợp đặc biệt do Luật định.
D.  
Do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín, theo nhiệm kỳ mỗi khoá Quốc hội là 05 năm, trừ trường hợp đặc biệt do Luật định.
Câu 9: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, ngạch Kiểm toán viên nhà nước được quy định như thế nào?
A.  
Gồm các ngạch sau: Kiểm toán viên; Kiểm toán viên chính; Kiểm toán viên cao cấp.
B.  
Gồm các ngạch sau: Kiểm toán viên sơ cấp; Kiểm toán viên; Kiểm toán viên chính; Kiểm toán viên cao cấp.
C.  
Gồm các ngạch sau: Kiểm toán viên sơ cấp; Kiểm toán viên; Kiểm toán viên chính; Kiểm toán viên trung cấp; Kiểm toán viên cao cấp.
D.  
Gồm các ngạch sau: Kiểm toán viên dự bị; Kiểm toán viên sơ cấp; Kiểm toán viên; Kiểm toán viên chính; Kiểm toán viên trung cấp; Kiểm toán viên cao cấp.
Câu 10: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước có những nhiệm vụ, quyền hạn gì ?
A.  
Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
B.  
Cử đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Viết Nam, tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; Tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước Việt Nam với người đứng đầu nhà nước khác.
C.  
Công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp, ra lệnh tổng động viên, động viên cục bộ; Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; Quyết định ân xá, đặc xá, đại xá; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác.
D.  
Tất cả các nhiệm vụ, quyền hạn được nêu tại phương án A, B và C ở trên.
Câu 11: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, Chế độ pháp lý của Con người chủ yếu được quy định như thế nào ?
A.  
(i) Hiến pháp các nước đều thừa nhận các quyền cơ bản của con người, không quy định nghĩa vụ cơ bản của con người; (ii) Các quyền này được xác định trong mức độ khác nhau theo Pháp luật quốc tế Nhân quyền.
B.  
(i) Hiến pháp các nước đều thừa nhận các quyền cơ bản của con người; (ii) Các quyền này được xác định trong mức độ khác nhau, chủ yếu là quyền được sống, quyền toàn vẹn về thể chất và tâm thần, quyền có một cuộc sống đàng hoàng.
C.  
(i) Hiến pháp các nước thừa nhận các quyền cơ bản của con người; (ii) Các quyền này được xác định trong mức độ khác nhau theo Pháp luật quốc gia, chủ yếu là quyền được sống; quyền toàn vẹn về thể chất và tâm thần.
D.  
(i) Hiến pháp các nước không quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người; (ii) Các quyền và nghĩa vụ này được xác định khác nhau theo Pháp luật mỗi nước, chủ yếu là quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc.
Câu 12: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được tiến hành theo các nguyên tắc cơ bản nào?
A.  
Pháp chế xã hội chủ nghĩa; Tập trung dân chủ; Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm toán nhà nước.
B.  
Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.
C.  
Pháp chế xã hội chủ nghĩa; Khách quan, bảo đảm bí mật quốc gia.
D.  
Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Trung thực, khách quan.
Câu 13: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, Hiến pháp của một nước được tạo lập từ các nguồn pháp luật cơ bản nào?
A.  
Hiến pháp thành văn; Luật Hiến pháp; Luật Tổ chức các cơ quan nhà nước; Các luật về Nghị viện; Các nguồn khác.
B.  
Tập quán hiến pháp; Các án lệ về hiến pháp; Các nguồn truyền khẩu của các tôn giáo; Các quy phạm của điều ước quốc tế.
C.  
Hiến pháp thành văn; Luật Hiến pháp; Tập quán hiến pháp; Các án lệ về hiến pháp; Các nguồn truyền khẩu của các tôn giáo.
D.  
Luật Hiến pháp; Tập quán hiến pháp; Các án lệ về hiến pháp; Các nguồn truyền khẩu của các tôn giáo.
Câu 14: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự được quy định như thế nào ?
A.  
Gồm Tòa án quân sự trung ương; Tòa án quân sự quân khu; Bộ máy giúp việc.
B.  
Gồm Tòa án quân sự trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực.
C.  
Gồm Tòa án quân sự trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực; Ủy ban Thẩm phán; Bộ máy giúp việc.
D.  
Gồm Tòa án quân sự trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực; Ủy ban Thẩm phán; Tòa phúc thẩm; Bộ máy giúp việc.
Câu 15: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, có bao nhiêu mô hình cơ bản dùng để tổ chức quyền lực nhà nước?
A.  
Có sáu mô hình cơ bản: (i) mô hình nhà nước dân chủ tư sản; (ii) mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa; (iii) mô hình Nhà nước Hồi giáo; (iv) mô hình Nhà nước quân sự; (v) mô hình nhà nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; (iv) mô hình Nhà nước quân sự; (vi) mô hình nhà nước quá độ lên tư bản chủ nghĩa.
B.  
Có năm mô hình cơ bản: (i) mô hình nhà nước dân chủ tư sản; (ii) mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa; (iii) mô hình Nhà nước Hồi giáo; (iv) mô hình Nhà nước quân sự; (v) mô hình nhà nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
C.  
Có bốn mô hình cơ bản: (i) mô hình nhà nước dân chủ tư sản đương đại; (ii) mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa; (iii) mô hình Nhà nước Hồi giáo; (iv) mô hình Nhà nước quân sự.
D.  
Có ba mô hình cơ bản: (i) mô hình nhà nước dân chủ tư sản đương đại; (ii) mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa; (iii) mô hình Nhà nước Hồi giáo.
Câu 16: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào ?
A.  
Gồm Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Các viện và tương đương; có Viện trưởng VKSND cấp cao, các Phó Viện trưởng VKSND cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
B.  
Gồm Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Các viện và tương đương; có Viện trưởng VKSND cấp cao, các Phó Viện trưởng VKSND cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, các công chức khác.
C.  
Gồm Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Các viện; có Viện trưởng VKSND cấp cao, các Phó Viện trưởng VKSND cấp cao, Kiểm sát viên, các công chức khác.
D.  
Gồm Các viện; Văn phòng; có Viện trưởng VKSND cấp cao, các Phó Viện trưởng VKSND cấp cao, Kiểm sát viên, công chức khác.
Câu 17: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013, Hệ thống các Cơ quan nhà nước nước ta bao gồm các cơ quan nào?
A.  
Quốc hội; Chủ Tịch nước; Chính phủ; Toà án nhân dân; Viện Kiểm sát nhân dân; Chính quyền địa phương các cấp; Hội đồng bầu cử quốc gia; Kiểm toán nhà nước.
B.  
Quốc hội; Chủ Tịch nước; Chính phủ; Toà án nhân dân; Viện Kiểm sát nhân dân; Hội đồng nhân dân các cấp; Ủy ban nhân dân các cấp; Hội đồng bầu cử quốc gia.
C.  
Quốc hội; Chủ Tịch nước; Chính phủ; Toà án nhân dân; Viện Kiểm sát nhân dân; Hội đồng nhân dân các cấp; Ủy ban nhân dân các cấp; Kiểm toán nhà nước.
D.  
Quốc hội; Chủ Tịch nước; Chính phủ; Toà án nhân dân; Viện Kiểm sát nhân dân; Chính quyền địa phương các cấp; Ủy ban nhân dân các cấp; Hội đồng bầu cử quốc gia.
Câu 18: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Cơ cấu tổ chức nói chung của Ủy ban nhân dân gồm những bộ phận nào?
A.  
Gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên, Thường trực Ủy ban và Cơ quan chuyên môn được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
B.  
Gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Cơ quan chuyên môn được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
C.  
Gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên, Thường trực Ủy ban và Cơ quan chuyên môn được tổ chức ở cấp huyện phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
D.  
Gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên, Văn phòng Ủy ban và Cơ quan chuyên môn được tổ chức ở cấp tỉnh phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Câu 19: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, hệ thống Tòa án nhân dân bao gồm những tòa án nào?
A.  
Gồm Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự.
B.  
Gồm Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự.
C.  
Gồm Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận và tương đương; Tòa án quân sự.
D.  
Gồm Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự.
Câu 20: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, dựa vào các dấu hiệu cơ bản nào để nhận diện nhà nước phức hợp ?
A.  
(i) Là nhà nước liên kết bền vững nhiều Bang vào một chỉnh thể/Nhà nước; (ii) Lãnh thổ nhà nước được cấu thành từ nhiều phần lãnh thổ có chủ quyền khác nhau; (iii) Có hai hệ thống Hiến pháp: HP Liên bang và HP của từng Bang.
B.  
(i) Là nhà nước liên kết bền vững nhiều Bang; (ii) Lãnh thổ nhà nước được cấu thành từ nhiều phần lãnh thổ có chủ quyền khác nhau; (iii) Có hai hệ thống Hiến pháp: Liên bang và của từng Bang; (iv) Có hai hệ thống pháp luật: Liên bang và của từng Bang.
C.  
(i) Là nhà nước liên kết bền vững nhiều Bang vào một chỉnh thể/Nhà nước; (ii) Lãnh thổ nhà nước được cấu thành từ nhiều phần lãnh thổ có chủ quyền khác nhau và được tiếp tục duy trì sau khi hợp bang; (iii) Có hai hệ thống Hiến pháp và pháp luật: HP và PL Liên bang và HP và PL của từng Bang; (iv) Có hai hệ thống Quốc tịch: của Liên bang và của từng Bang.
D.  
(i) Là nhà nước liên kết bền vững nhiều Bang; (ii) Lãnh thổ nhà nước được cấu thành từ nhiều phần lãnh thổ có chủ quyền khác nhau; (iii) Có hai hệ thống Hiến pháp và pháp luật: HP và PL Liên bang và HP và PL của từng Bang; (iv) Có hai hệ thống Quốc tịch: của Liên bang và của từng Bang; (iv) Có hai hệ thống ngôn ngữ: của Liên bang và của từng Bang.
Câu 21: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2015, cơ cấu tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định như thế nào?
A.  
Có từ 15 đến 21 thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan, các tiểu ban trong từng lĩnh vực.
B.  
Có từ 20 đến 30 thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tiểu ban trong từng lĩnh vực.
C.  
Có từ 25 đến 35 thành viên gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và một số cơ quan, tổ chức hữu quan, các tiểu ban trong từng lĩnh vực chuyên môn.
D.  
Có từ 30 đến 35 thành viên gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức xã hội, các tiểu ban chuyên môn.
Câu 22: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào ?
A.  
Gồm Ủy ban Thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế; Bộ máy giúp việc; có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
B.  
Gồm Ủy ban Thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình; Bộ máy giúp việc; có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác.
C.  
Gồm Ủy ban Thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa người chưa thành niên, Tòa chuyên trách khác; Bộ máy giúp việc; có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và người lao động.
D.  
Gồm Ủy ban Thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa chuyên trách khác; Bộ máy giúp việc; có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
Câu 23: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, Hiến pháp được phân thành mấy loại cơ bản theo trình tự, thủ tục thông quan Hiến pháp?
A.  
Hai loại, theo thể thức ban hành (thường thấy ở các nước Quân chủ; Sau khi hoàn thành chính biến) và theo thể thức dân quyết (Trưng cầu dân ý; Nghị viện thông qua; Cơ quan lập hiến thông qua).
B.  
Một loại, theo thể thức ban hành (thường thấy ở các nước Quân chủ; Sau khi hoàn thành chính biến; sau cách mạng xã hội).
C.  
Một loại, theo thể thức dân quyết (Trưng cầu dân ý; Nghị viện thông qua; Cơ quan lập hiến thông qua).
D.  
Hai loại, theo thể thức tuyên bố (thường thấy sau cách mạng xã hội lất đổ chính phủ cũ) và theo thể thức dân chủ (dân xây dựng và thông qua).
Câu 24: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Hiến pháp được thông qua trong trường hợp nào?
A.  
Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có 100% tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
B.  
Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất ba phần tư tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
C.  
Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
D.  
Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất 51% tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Câu 25: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Quốc hội có chức năng gì ?
A.  
Thực hiện quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước và xã hội.
B.  
Thực hiện quyền lập hiến, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước và các tổ chức khác.
C.  
Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước;Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
D.  
Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của xã hội.
Câu 26: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm những cơ quan nào?
A.  
Gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, quận, thị xã, xã, phường.
B.  
Gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, xã, phường.
C.  
Gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, xã, phường.
D.  
Gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
Câu 27: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, Chế độ pháp lý của Cá nhân chủ yếu được quy định như thế nào?
A.  
(i) Thừa nhận trong một mức độ nhất định; (ii) Cá nhân có nhân quyền; (iii) Cá nhân có các quyền, các nghĩa vụ, bổn phận theo Pháp luật nước sở tại.
B.  
(i) Thừa nhận chế độ pháp lý của Cá nhân; (ii) Cá nhân có nhân quyền; (iii) Có các nhân quyền bổ sung và các quyền và tự do cá nhân; (iv) Có các nghĩa vụ, bổn phận của mình theo Pháp luật nước sở tại.
C.  
(i) Thừa nhận chế độ pháp lý của Cá nhân trong một mức độ nhất định; (ii) Cá nhân có nhân quyền; (iii) Cá nhân có các các quyền và tự do, có các nghĩa vụ, bổn phận theo Pháp luật nước sở tại.
D.  
(i) Cá nhân có các quyền và tự do cá nhân; (ii) Cá nhân có các nghĩa vụ, bổn phận của mình theo Pháp luật nước sở tại.
Câu 28: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, Chính phủ có vị trí, chức năng như thế nào?
A.  
Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, trước nhân dân Việt Nam về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
B.  
Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp; là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
C.  
Là cơ quan chịu trách nhiệm trước Quốc hội, trước nhân dân Việt Nam về mọi mặt của đời sống xã hội, xã hội của đất nước, báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và cử tri cả nước.
D.  
Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp; là cơ quan chịu trách nhiệm trước Quốc hội, trước nhân dân Việt Nam về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, báo cáo công tác trước Quốc hội.
Câu 29: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, dựa vào các dấu hiệu cơ bản nào để nhận diện chính thể cộng hòa ?
A.  
(i) Chế độ bầu Nguyên thủ quốc gia; (ii) Nhiệm kỳ của Nguyên thủ quốc gia được hạn định trong Hiến pháp; (iii) Nguyên thủ quốc gia là Công chức nhà nước nhận lương theo công việc được giao; (iv) Nguyên thủ quốc gia chịu trách nhiêm đối với hành động của mình.
B.  
(i) Chế độ bầu Nguyên thủ quốc gia; (ii) Nhiệm kỳ của Nguyên thủ quốc gia được cơ quan lập pháp quy định; (iii) Nguyên thủ quốc gia hưởng lương theo hợp đồng giao việc; (iv) Nguyên thủ quốc gia chịu trách nhiêm theo quy định của hợp đồng.
C.  
(i) Chế độ bổ nhiệm Nguyên thủ quốc gia; (ii) Nhiệm kỳ của Nguyên thủ quốc gia tùy thuộc vào nhiệm kỳ của Chính phủ; (iii) Nguyên thủ quốc gia hưởng lương theo hợp đồng giao việc; (iv) Nguyên thủ quốc gia chịu trách nhiêm đối với hành động của mình.
D.  
(i) Chế độ bổ nhiệm Nguyên thủ quốc gia; (ii) Nhiệm kỳ của Nguyên thủ quốc gia được xác định trong hợp đồng lao động; (iii) Nguyên thủ quốc gia hưởng lương theo hợp đồng lao động; (iv) Nguyên thủ quốc gia chịu trách nhiêm theo quy định của hợp đồng.
Câu 30: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, việc điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như nào?
A.  
Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động, cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định điều động, cách chức Chủ tịch UBND cấp xã.
B.  
Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động, cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định điều động, cách chức Chủ tịch UBND cấp huyện, xã.
C.  
Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động, cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định điều động, cách chức Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp.
D.  
Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động, cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định điều động, cách chức Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, xã.
Câu 31: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Hội đồng nhân dân hoạt động theo các hình thức nào ?
A.  
Kỳ họp; Ban hành văn bản thi hành pháp luật; Thành lập và thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát; Lấy phiếu tín nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương; Xem xét ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương; Tiếp xúc cử tri.
B.  
Kỳ họp; Thành lập và thực hiện hoạt động giám sát; Lấy phiếu tín nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương; Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương; Tiếp xúc cử tri; Yêu cầu cung cấp thông tin.
C.  
Kỳ họp; Ban hành văn bản hành chính để quản lý; Hoạt động giám sát, kiểm tra; Lấy phiếu tín nhiệm; Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương; Tiếp xúc cử tri; Yêu cầu cung cấp thông tin...
D.  
Kỳ họp; Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Hoạt động giám sát; Lấy phiếu tín nhiệm; Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương; Tiếp xúc cử tri; Yêu cầu cung cấp thông tin và các hình thức khác.
Câu 32: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào ?
A.  
Gồm Hội đồng Thẩm phán; Ủy ban thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, các công chức khác.
B.  
Gồm Hội đồng Thẩm phán; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.
C.  
Gồm Hội đồng Thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác.
D.  
Gồm Hội đồng Thẩm phán; Ủy ban thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và người lao động.
Câu 33: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, quyền lực nhà nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản nào ?
A.  
(i) Tập trung quyền lực; (ii) Vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước và xã hội; (iii) Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.
B.  
(i) Tập trung quyền lực; (ii) Vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước và xã hội; (iii) Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; (iv) Một số nguyên tắc khác.
C.  
(i) Vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước và xã hội; (ii) Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; (iii) Thực hiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
D.  
(i) Tập trung quyền lực; (ii) Vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước và xã hội; (iii) Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; (iv) Thực hiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 34: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dânđược tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc nào?
A.  
VKSND do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên. Viện trưởng các VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC.
B.  
VKSND cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của VKSND cấp dưới. Viện trưởng VKSND cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng VKSND cấp dưới.
C.  
Ủy ban kiểm sát có thể được thành lập để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định.
D.  
Tất cả các nguyên tắc được nêu tại phương án A, B và C ở trên.
Câu 35: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, có bao nhiêu dạng chính thể cộng hòa cơ bản?
A.  
Có hai dạng cơ bản: (i) CTCH tư sản; (ii) CTCH xã hội chủ nghĩa.
B.  
Có ba dạng cơ bản: (i) CTCH tổng thống; (ii) CTCH nghị viện; (iii) CTCH lưỡng tính.
C.  
Có bốn dạng cơ bản: (i) CTCH tổng thống; (ii) CTCH nghị viện; (iii) CTCH lưỡng tính; (iv) CTCH xã hội chủ nghĩa.
D.  
Có năm dạng cơ bản: (i) CTCH tổng thống; (ii) CTCH nghị viện; (iii) CTCH lưỡng tính; (iv) CTCH xã hội chủ nghĩa; (v) CTCH Hồi giáo.
Câu 36: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, Hiến pháp được phân thành mấy loại cơ bản theo phương thức sửa đổi, bổ sung, thay đổi Hiến pháp ?
A.  
Ba loại: Hiến pháp hỗn hợp (Phần lan và Israele); Hiến pháp mềm (Anh, New Zealand: cần ít nhất 50% +01 phiều là thông qua việc sửa đổi HP); Hiến pháp cứng (Bỉ: cần ít nhất 2/3 số phiều mới thông qua được việc sửa đổi HP).
B.  
Ba loại: Hiến pháp mềm (Anh, New Zealand: cần ít nhất 50% +01 phiều là thông qua việc sửa đổi HP); Hiến pháp cứng (Bỉ: cần ít nhất 2/3 số phiều mới thông qua được việc sửa đổi HP); Hiến pháp hỗn hợp (Phần lan và Israele).
C.  
Bốn loại: Hiến pháp bất biến (HP Mexico 1917); Hiến pháp hỗn hợp (Phần lan và Israele); Hiến pháp mềm (Anh, New Zealand: cần ít nhất 50% +01 phiều là thông qua việc sửa đổi HP); Hiến pháp cứng (Bỉ: cần ít nhất 2/3 số phiều mới thông qua được việc sửa đổi HP).
D.  
Bốn loại: Hiến pháp bất biến (HP Mexico 1917); Hiến pháp hỗn hợp (Phần lan và Israele); Hiến pháp quân chủ (Anh, New Zealand); Hiến pháp dân chủ (đa số các nước trên thế giới).
Câu 37: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào ?
A.  
Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra; Các cục, vụ, viện và tương đương; Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan báo chí, đơn vị sự nghiệp khác; Viện kiểm sát quân sự trung ương.
B.  
Viện trưởng VKSNDTC, các Phó Viện trưởng VKSNDTC, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
C.  
Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.
D.  
Tất cả các nội dung được nêu tại phương án A, B và C ở trên..
Câu 38: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân có những chức năng, nhiệm vụ gì ?
A.  
Là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Việt Nam; có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân.
B.  
Là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Việt Nam; có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân.
C.  
Là cơ quan thực hành quyền công tố của nước Việt Nam; có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân.
D.  
Là cơ quan thực hành quyền kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Việt Nam; có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân.
Câu 39: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, nhiệm kỳ của Thẩm phán được quy định như thế nào?
A.  
Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 04 năm.
B.  
Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 06 năm.
C.  
Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
D.  
Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 12 năm.
Câu 40: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào ?
A.  
Gồm Văn phòng, các phòng và các bộ phận công tác; có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động.
B.  
Gồm Văn phòng, các phòng và bộ máy giúp việc; có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động.
C.  
Gồm Văn phòng và các phòng; có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động.
D.  
Gồm các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc; có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, công chức khác.
Câu 41: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, các ngạch Thẩm phán được quy định như thế nào?
A.  
Gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán.
B.  
Gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp.
C.  
Gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán.
D.  
Gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp.
Câu 42: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn chung gì ?
A.  
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương; Các nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định cho mỗi cấp Hội đồng nhân dân; Một số nhiệm vụ, quyền hạn khác được Chủ tịch nước giao.
B.  
Giám sát việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật ở địa phương; Các nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định cho mỗi cấp Hội đồng nhân dân; Một số nhiệm vụ, quyền hạn khác được Quốc hội giao.
C.  
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương; Các nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định cho mỗi cấp Hội đồng nhân dân; Một số nhiệm vụ, quyền hạn khác được Cơ quan nhà nước cấp trên giao.
D.  
Giám sát việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật ở địa phương; Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 cho mỗi cấp Hội đồng nhân dân; Một số nhiệm vụ, quyền hạn khác được Chính phủ giao.
Câu 43: 0.2 điểm
Hiến pháp mới được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
A.  
Ngày 28 tháng 11 năm 2013
B.  
Ngày 01 tháng 01 năm 2014
C.  
Ngày 01 tháng 06 năm 2014
D.  
Ngày 28 tháng 11 năm 2014
Câu 44: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, Chính phủ có cơ cấu tổ chức như thế nào?
A.  
Gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổng cục.
B.  
Gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
C.  
Gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
D.  
Gồm các bộ.
Câu 45: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức như thế nào?
A.  
Gồm VKSND tối cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; VKSND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh; Viện kiểm sát quân sự các cấp.
B.  
Gồm VKSND tối cao; VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; VKSND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh; Viện kiểm sát quân sự các cấp.
C.  
Gồm VKSND tối cao; VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Viện kiểm sát quân sự các cấp.
D.  
Gồm VKSND tối cao; VKSND cấp cao; VKSND khu vực; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Câu 46: 0.2 điểm
Theo Khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam, để nhận diện Cơ quan nhà nước thì phải dựa vào các dấu hiệu nào?
A.  
Là bộ phận cấu thành độc lập của Bộ máy nhà nước; Được thành lập, hoạt động trên cơ sở văn bản pháp luật.
B.  
Là bộ phận cấu thành độc lập của Bộ máy nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và chức năng đặc trưng cho chính nó; Được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định.
C.  
Là bộ phận cấu thành độc lập của Bộ máy nhà nước có các công chức và các đơn vị tổ chức phù hợp; Có trụ sở làm việc và các công cụ tài chính và các công cụ đặc thù khác.
D.  
Tất cả các dấu hiệu được nêu tại phương án A, B và C ở trên.
Câu 47: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao được quy định như thế nào ?
A.  
Gồm Ủy ban Thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động; Bộ máy giúp việc; có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác.
B.  
Gồm Ủy ban Thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế; Bộ máy giúp việc; có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, người lao động.
C.  
Gồm Ủy ban Thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên; Tòa chuyên trách khác; Bộ máy giúp việc; có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, người lao động.
D.  
Gồm Ủy ban Thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa người chưa thành niên; Tòa chuyên trách khác; Bộ máy giúp việc; có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, người lao động.
Câu 48: 0.2 điểm
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trò như thế nào?
A.  
Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước cử tri, phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
B.  
Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước, chịu trách nhiệm trước cử tri và Quốc hội; thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
C.  
Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân cả nước, chịu trách nhiệm trước cử tri; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội, phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện pháp luật.
D.  
Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước cử tri; là người phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, thay mặt cử tri thực hiện quyền lực nhà nước.
Câu 49: 0.2 điểm
Theo Khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam, Cơ quan nhà nước được hiểu là gì?
A.  
Là bộ phận cấu thành của Hệ thống chính trị xã hội, tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước và do vậy mà được Nhà nước giao những trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định và có quyền uy.
B.  
Là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, tham gia vào việc thực hiện các chức năng nhà nước nhất định, và do vậy mà được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định và có quyền uy.
C.  
Là bộ phận cấu thành của của Hệ thống chính trị xã hội, tham gia vào việc thực hiện các chức năng của Nhà nước và do vậy mà được Nhà nước giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định và có quyền uy.
D.  
Là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, được thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhà nước nhất định, và do vậy mà được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định và có quyền uy.
Câu 50: 0.2 điểm
Theo Luật Hiến pháp nước ngoài, Chế độ pháp lý của Công dân chủ yếu được quy định như thế nào?
A.  
(i) Thừa nhận nhưng quy định rất khác nhau; (ii) Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của nước mà người đó có Quốc tịch.
B.  
(i) Thừa nhận nhưng quy định rất khác nhau; (ii) Công dân có đầy đủ nhân quyền; (iii) Có các quyền và nghĩa vụ chính trị theo quy định của nước mà người đó có Quốc tịch.
C.  
(i) Thừa nhận nhưng quy định rất khác nhau; (ii) Công dân có đầy đủ nhân quyền; (iii) Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cá nhân; (iv) Có các quyền và nghĩa vụ chính trị theo quy định của nước mà người đó có Quốc tịch.
D.  
(i) Thừa nhận nhưng quy định rất khác nhau; (ii) Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cá nhân; (iii) Có các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của nước mà người đó có Quốc tịch.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Pháp Luật Đại Cương - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, hệ thống pháp luật và ứng dụng trong thực tiễn. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

100 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

79,581 lượt xem 42,847 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Pháp Luật Đại Cương - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, hệ thống pháp luật và ứng dụng trong thực tiễn. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

100 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

65,242 lượt xem 35,126 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Pháp Luật Đại Cương - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, hệ thống pháp luật Việt Nam, và các ứng dụng thực tiễn trong đời sống và kinh doanh. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

98 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

76,138 lượt xem 40,992 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Pháp Luật Đại Cương - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, cấu trúc hệ thống pháp luật Việt Nam và các quy định pháp luật liên quan. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

100 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

62,928 lượt xem 33,880 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
30 Câu Trắc Nghiệm Mức Độ Khó Môn Pháp Luật Đại Cương - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp 30 câu trắc nghiệm ở mức độ khó môn Pháp Luật Đại Cương dành cho sinh viên Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội. Tài liệu tập trung vào các câu hỏi trọng tâm và phức tạp, giúp sinh viên nâng cao kiến thức về hệ thống pháp luật, các nguyên tắc pháp lý, và quy định của luật pháp Việt Nam. Đề thi kèm đáp án chi tiết, phù hợp cho việc ôn thi và kiểm tra cuối kỳ, giúp sinh viên chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi khó.

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

90,087 lượt xem 48,475 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Lý Luận Nhà Nước và Pháp Luật - Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT)

Kiểm tra và củng cố kiến thức với bài trắc nghiệm Lý Luận Nhà Nước và Pháp Luật dành cho sinh viên Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT). Bài kiểm tra trực tuyến miễn phí, bao gồm các câu hỏi đa dạng và đáp án chi tiết giúp bạn ôn tập hiệu quả các khái niệm về nhà nước và pháp luật.

25 câu hỏi 1 mã đề 30 phút

142,786 lượt xem 76,869 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Pháp Luật Kế Toán Và Chuẩn Mực Kế Toán - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT)

Ôn tập và kiểm tra kiến thức về pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán với bài trắc nghiệm trực tuyến dành cho sinh viên Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT). Bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi đa dạng về quy định pháp lý trong kế toán và các chuẩn mực kế toán quốc tế, giúp sinh viên nắm vững kiến thức với đáp án chi tiết.

247 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

142,857 lượt xem 76,896 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Pháp luật Kế toán và Chuẩn mực Kế toán - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật Kế toán và Chuẩn mực Kế toán dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Tài liệu giúp ôn tập và củng cố kiến thức về các quy định pháp luật, chuẩn mực kế toán, và nguyên tắc hạch toán tài chính, hỗ trợ chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần.

247 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

11,191 lượt xem 6,020 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Pháp luật kinh doanh du lịch 2 tín, khoa du lịch - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
EDQ #63991

100 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

89,100 lượt xem 47,957 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!