Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 5: Asean những chặng đường lịch sử
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
Từ khoá: Trắc nghiệm Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử ASEAN Lịch sử Đông Nam Á Luyện thi Phân tích đề Tổng hợp kiến thức Hướng dẫn chi tiết Học tập nâng cao
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
“Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á đã xuất hiện những tổ chức khu vực và kí kết các hiệp ước giữa các nước trong khu vực. Tháng 1-1959, Hiệp ước hữu nghị và kinh tế Đông Nam Á (SAFET) bao gồm Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin ra đời. Tháng 7-1961, Hội Đông Nam Á (ASA) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Thái Lan được thành lập. Tháng 8-1963, một tổ chức gồm Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a (MAPHILINDO) được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức trên đây không tồn tại được lâu do sự bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.358)
a) Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a là những quốc gia sớm có ý tưởng về việc thành lập một tổ chức khu vực ở Đông Nam Á.
b) Yếu tố quyết định để thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là các nước phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của nhau.
c) Các tổ chức tiền thân của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không tồn tại lâu là do không thống nhất được giá cả và thị trường tiêu thụ hàng hoá.
d) Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động, yêu cầu hợp tác để cùng phát triển giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á là yêu cầu tất yếu.
“Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua những nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.
Thúc đẩy hoà bình ổn định khu vực bằng việc tôn trọng pháp lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học – kĩ thuật và hành chính”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.358)
a) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực, nằm trong Cộng đồng ASEAN.
b) Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có những điểm tương đồng với nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.
c) Một trong những mục đích thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là duy trì hoà bình ổn định của khu vực.
d) Ngay từ khi ra đời, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã hướng đến xây dựng một cộng đồng vì hoà bình và thịnh vượng.
Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Ba-li) được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a, tháng 2-1976), đã đặt khuôn khổ cho một nền hoà bình lâu dài ở khu vực, dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau; không can thiệp vào nội bộ của nhau; giải quyết các tranh chấp trong khu vực bằng biện pháp hoà bình; kêu gọi các nước hợp tác có hiệu quả trên các lĩnh vực nông – công nghiệp, thương mại,... vì lợi ích chung của các nước trong khu vực.
a) Hiệp ước Ba-li (1976) đã xác định được những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
b) Hiệp ước Ba-li đã mở ra một bước phát triển mới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
c) Nội dung cơ bản của Hiệp ước Ba-li được xây dựng trên nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, trong đó coi trọng vấn đề an ninh – chính trị của khu vực Đông Nam Á.
d) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua Hiệp ước Ba-li (1976) với mục tiêu hàng đầu là kết nối và kết nạp các nước trong khu vực vào tổ chức ASEAN.
“Toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một cộng đồng ASEAN, nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hoá của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực” là một trong những nội dung quan trọng của văn kiện nào sau đây?
“Toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một cộng đồng ASEAN, nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hoá của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực”.
(Nguồn: Cổng Thông tin ASEAN – Việt Nam)
a) Đoạn tư liệu là một phần nội dung được đề cập trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.
b) Việc thành lập Cộng đồng ASEAN đã tăng cường sự hợp tác giữa các nước ASEAN, đưa tổ chức này phát triển lên một nấc thang mới.
c) Cộng đồng ASEAN ra đời không có mối liên hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
d) Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá.
“Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hoá – xã hội được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích đảm bảo hoà bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực”.
(Trích: Thỏa ước Ba-li II (2003), Nguồn: Bộ Ngoại giao)
a) Theo nội dung tư liệu, Cộng đồng ASEAN ra đời và hoạt động dựa trên ba trụ cột nhằm tăng cường sự hợp tác, gắn kết giữa các nước trong khu vực.
b) Trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, trụ cột về văn hoá – xã hội được các thành viên xác định là quan trọng nhất.
c) Một trong những mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN là hướng tới duy trì hoà bình ổn định của khu vực Đông Nam Á.
d) Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN được thành lập phản ánh quy luật tất yếu của sự hợp tác giữa các nước trong xu thế hoà hoãn Đông – Tây.
“Xây dựng một cộng đồng dựa trên các giá trị và chuẩn mực chung; Tạo dựng một khu vực gắn kết, hoà bình và tự cường với trách nhiệm chung đối với an ninh toàn diện; Hướng tới một khu vực năng động và rộng mở với bên ngoài trong một thế giới ngày càng liên kết và tuỳ thuộc”.
(Nguồn: Cổng Thông tin Việt Nam – ASEAN)
a) Nội dung tư liệu ghi nhận một trong những hoạt động của Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN.
b) Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN cho thấy sự phù hợp với bối cảnh toàn cầu hoá.
c) Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN giữ vai trò quyết định trong việc duy trì hoà bình, ổn định lâu dài của khu vực Đông Nam Á.
d) Sự ra đời của Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN là sáng kiến của ba nước Đông Dương.
Xem thêm đề thi tương tự
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
76 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
346,335 lượt xem 186,487 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
170 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
365,410 lượt xem 196,756 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
1 giờ
324,728 lượt xem 174,853 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
99 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
341,108 lượt xem 183,673 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
108 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
313,145 lượt xem 168,616 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
278,279 lượt xem 149,842 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
52 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
282,036 lượt xem 151,865 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
51 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
254,086 lượt xem 136,815 lượt làm bài
32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
286,689 lượt xem 154,364 lượt làm bài