thumbnail

Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 9: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam

Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam. Phù hợp để ôn luyện và nâng cao kỹ năng làm bài.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Từ khoá: Trắc nghiệm Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Hồ Chí Minh Lịch sử Việt Nam Luyện thi Phân tích đề Học tập nâng cao Tổng hợp kiến thức Hướng dẫn chuyên sâu

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Trước khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911), tình hình Việt Nam có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A.  
Mâu thuẫn giữa công nhân với địa chủ phong kiến và tay sai là cơ bản.
B.  
Thực dân Pháp câu kết với tay sai mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược.
C.  
Phong trào chống Pháp và tay sai diễn ra sôi nổi nhưng đều bị thất bại.
D.  
Khuynh hướng cứu nước phong kiến và dân chủ tư sản cùng xuất hiện.
Câu 2: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước (1911) của Nguyễn Tất Thành?
A.  
Phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng tư sản đã chấm dứt.
B.  
Đất nước bị mất độc lập, sự nghiệp cứu nước rơi vào khủng hoảng, bế tắc.
C.  
Phong trào đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai đã ngừng hoạt động.
D.  
Nhân dân phản đối cuộc đấu tranh chống Pháp của các sĩ phu phong kiến.
Câu 3: 1 điểm
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến hành trình cứu nước và hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (1911 – 1969)?
A.  
Đất nước bị mất độc lập, nhân dân bị áp bức, bóc lột.
B.  
Truyền thống gia đình và sự nhận thức của cá nhân.
C.  
Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và xu thế toàn cầu hoá.
D.  
Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quê hương.
Câu 4: 1 điểm
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng (1911 – 1969), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được kế thừa những truyền thống nào sau đây của quê hương Nghệ An và gia đình?
A.  
Truyền thống khoa bảng và tinh thần chống phát xít.
B.  
Yêu chuộng hoà bình, chống chủ nghĩa phát xít.
C.  
Truyền thống hiếu học và chống phát xít.
D.  
Truyền thống yêu nước, hiếu học và đoàn kết.
Câu 5: 1 điểm
Từ năm 1890 đến năm 1911, Nguyễn Tất Thành có hoạt động tiêu biểu nào sau đây?
A.  
Dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết).
B.  
Hoạt động yêu nước ở Pháp, Liên Xô.
C.  
Trình bày tham luận ở Hội nghị Véc-xai (Pháp).
D.  
Mở lớp đào tạo cán bộ ở Trung Quốc.
Câu 6: 1 điểm
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng không sử dụng tên gọi nào sau đây?
A.  
Nguyễn Ái Quốc.
B.  
Nguyễn Tất Đạt.
C.  
Nguyễn Tất Thành.
D.  
Văn Ba.
Câu 7: 1 điểm
Trong những năm 1911 – 1919, Nguyễn Tất Thành có hoạt động tiêu biểu nào sau đây?
A.  
Tìm hiểu thực tiễn các nước trên thế giới.
B.  
Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C.  
Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
D.  
Thành lập Thanh niên Cộng sản đoàn.
Câu 8: 1 điểm
Trong những năm 1920 – 1930, hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không có sự kiện nào sau đây?
A.  
Xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
B.  
Lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
C.  
Trở về nước và trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc.
D.  
Chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 9: 1 điểm
Trước khi trở về Việt Nam (1941) để trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở
A.  
Triều Tiên.
B.  
Lào.
C.  
Hà Lan.
D.  
Liên Xô.
Câu 10: 1 điểm
Nội dung nào sau đây ghi nhận Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo chủ chốt trong lịch sử dân tộc (từ năm 1945 đến năm 1969)?
A.  
Chủ trì các hội nghị của Đảng, hoạch định đường lối cách mạng.
B.  
Chỉ huy các chiến dịch trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.
C.  
Kết nối phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
D.  
Trực tiếp chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và giải phóng Xuân năm 1975.
Câu 11: 1 điểm
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò nổi bật nào sau đây?
A.  
Hoạch định đường lối xây dựng và bảo vệ chế độ mới.
B.  
Đề ra kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy ở Việt Bắc.
C.  
Chủ trì Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
D.  
Trực tiếp chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Câu 12: 1 điểm
Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây?
A.  
Anh.
B.  
Liên Xô.
C.  
Pháp.
D.  
Trung Quốc.
Câu 13: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không đúng về yếu tố gia đình ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh?
A.  
Nguyễn Sinh Sắc đúc kết và chia sẻ về sự thất bại của con đường dân chủ tư sản.
B.  
Truyền thống yêu nước và hiếu học của quê hương luôn được gia đình nuôi dưỡng.
C.  
Thân mẫu của Hồ Chí Minh xuất thân trong một nhà nho yêu nước, sống chan hoà.
D.  
Thân phụ của Hồ Chí Minh là một người thầy mẫu mực trong dạy chữ và dạy người.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Tôi [Hồ Chí Minh] tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui.”.

(Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí, bài đăng trên báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946).

Câu 14: 1 điểm

a) Đoạn tư liệu khẳng định nguyên tắc của nhà lãnh đạo là phải trung thành tuyệt đối với nhân dân.

Câu 15: 1 điểm

b) Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định luôn cống hiến trọn đời mình cho nhân dân và Tổ quốc.

Câu 16: 1 điểm

c) Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí về quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 17: 1 điểm

d) Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lịch sử cho chiến sĩ, động viên quân đội trước giờ ra trận.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chỉ đánh đuổi thực dân, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng tới phương Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào. Ngày 5-6-1911, lấy tên là Nguyễn Văn Ba, làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước”.

(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập: Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108)

Câu 18: 1 điểm

a) Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi.

Câu 19: 1 điểm

b) Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã giải quyết được sự khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam.

Câu 20: 1 điểm

c) Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc.

Câu 21: 1 điểm

d) Kế thừa tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, hướng sang phương Đông để bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Tháng 6-1919, khi các nước đế quốc tổ chức Hội nghị Véc-xai, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Bản Yêu sách đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Bản Yêu sách dù không được Hội nghị Véc-xai chấp nhận, nhưng đã trở thành tuyên ngôn chính trị báo hiệu sự mở đầu của giai đoạn mới trong việc phát triển phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam. Về sau, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.

Câu 22: 1 điểm

a) Nước Mỹ yêu cầu Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xai.

Câu 23: 1 điểm

b) Bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã mở đầu cho một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

Câu 24: 1 điểm

c) Bản Yêu sách của nhân dân An Nam buộc nước Pháp phải trao trả cho Việt Nam một số quyền lợi.

Câu 25: 1 điểm

d) Sau sự kiện “Hội nghị Véc-xai”, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Độc lập dân tộc chỉ có thể giành được bằng sức mình là chính.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Trong thời gian hoạt động ở Pháp (1918 – 1923), Nguyễn Ái Quốc có nhiều quyết định quan trọng: Gửi đến Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) để đòi quyền lợi cho dân tộc; Quyết định lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản (1920); Bước đầu chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị để thành lập Đảng Cộng sản của Việt Nam.

Trong những năm hoạt động ở Trung Quốc (1924 – 1927), Nguyễn Ái Quốc tiếp tục chuẩn bị về tư tưởng, chính trị; chuẩn bị về tổ chức, mở nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Câu 26: 1 điểm

a) Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian hoạt động ở nước Pháp.

Câu 27: 1 điểm

b) Nguyễn Ái Quốc đã xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải gắn với giải phóng xã hội.

Câu 28: 1 điểm

c) Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc khi hoạt động ở Liên Xô.

Câu 29: 1 điểm

d) Từ năm 1920, hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc gắn với chủ nghĩa Mác Lê-nin.

Câu 30: 1 điểm
Yếu tố nào sau đây quyết định đến việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911)?
A.  
Đất nước bị khủng hoảng, bế tắc về con đường cứu nước.
B.  
Những truyền thống của gia đình và quê hương xứ Nghệ.
C.  
Mong muốn tìm hiểu, khám phá lịch sử văn minh thế giới.
D.  
Chế độ phong kiến không còn phù hợp với dân tộc.
Câu 31: 1 điểm
Giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định chọn hướng đi nào sau đây để mở đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam?
A.  
Hướng về phương Đông.
B.  
Hướng sang phương Tây.
C.  
Hướng về phương Nam.
D.  
Hướng về phương Bắc.
Câu 32: 1 điểm
“Ở đâu chủ nghĩa thực dân đế quốc cũng tàn bạo, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức cùng cực” là nhận định của Nguyễn Tất Thành sau khi
A.  
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B.  
tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp.
C.  
lựa chọn con đường theo khuynh hướng vô sản.
D.  
tìm hiểu và qua thực tiễn hoạt động ở nhiều nước.
Câu 33: 1 điểm
Sự kiện nào sau đây không có trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước (1911 – 1920) của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc?
A.  
Tham gia hoạt động trong tổ chức Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp.
B.  
Bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế thứ ba do Lê-nin sáng lập.
C.  
Gặp gỡ V.I. Lê-nin trong Đại hội thành lập Quốc thế thứ ba tổ chức tại Mát-xcơ-va.
D.  
Gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền lợi dân tộc.
Câu 34: 1 điểm
Những hoạt động yêu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1919) có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?
A.  
Đặt cơ sở cho việc lựa chọn con đường cứu nước mới sau này.
B.  
Xác lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với các nước tư bản.
C.  
Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
D.  
Đặt cơ sở cho việc xác định cuộc tư sản dân quyền cách mạng.
Câu 35: 1 điểm
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” là quyết định của Nguyễn Ái Quốc khi đọc
A.  
Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
B.  
báo Đời sống công nhân, báo Nhân đạo và cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
C.  
báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D.  
Tác phẩm Đường Kách mệnh và các bài viết của Lê-nin đăng trên Tạp chí Thư tín quốc tế.
Câu 36: 1 điểm
Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước (1911 – 1920), nhận thức nào sau đây của Nguyễn Tất Thành có sự khác biệt so với các nhà yêu nước đi trước?
A.  
Chỉ có đoàn kết mới đánh đuổi được đế quốc, giải phóng dân tộc thoát khỏi áp bức.
B.  
Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
C.  
Mâu thuẫn hàng đầu trong xã hội Việt Nam là giữa toàn thể dân tộc với đế quốc Pháp.
D.  
Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, trước tiên phải trở thành một người yêu nước.
Câu 37: 1 điểm
Sự kiện nào sau đây ghi nhận cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc cho dân tộc Việt Nam đã kết thúc?
A.  
Gia nhập tổ chức Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp (1917).
B.  
Tham dự Đại hội thành lập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) năm 1919.
C.  
Lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản (1920).
D.  
Gửi tới Hội nghị Véc-xai (1919) bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
Câu 38: 1 điểm
Con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc xác định có sự khác biệt hoàn toàn so với các con đường cứu nước trước đó về điểm nào sau đây?
A.  
Hình thức, phương pháp đấu tranh.
B.  
Mục tiêu trực tiếp, trước mắt.
C.  
Xác định đối tượng cách mạng.
D.  
Phương hướng tiến lên.
Câu 39: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm nhận thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam?
A.  
Chấm dứt thời kì khủng hoảng về con đường cứu nước ở Việt Nam.
B.  
Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
C.  
Chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.  
Gắn phong trào cách mạng của Việt Nam với cách mạng thế giới.
Câu 40: 1 điểm
Trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị để thành lập Đảng Cộng Việt Nam (1919 – 1929), Nguyễn Ái Quốc có vai trò nổi bật nào sau đây?
A.  
Xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc kết hợp với giải phóng giai cấp.
B.  
Thành lập tổ chức cộng sản trên cơ sở phong trào công nhân đã đấu tranh tự giác.
C.  
Ra báo Thanh niên để phục vụ cho Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
D.  
Viết Cương lĩnh chính trị trước khi sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 41: 1 điểm
Trong quá trình chuẩn bị về tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản của Việt Nam (1919 – 1929), Nguyễn Ái Quốc có sự sáng tạo nào sau đây?ng nghèo tại 1
A.  
Chủ nhiệm, kiêm chủ bút cho tờ báo Người cùng khổ để tuyên truyền cách mạng.
B.  
Xuất bản cuốn Đường Kách mệnh, bí mật gửi về nước để tuyên truyền cách mạng.
C.  
Thành lập các tổ chức tiền cộng sản trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.  
Viết tác phẩm Bản án chế độ dân Pháp để tố cáo những tội ác của thực dân Pháp.
Câu 42: 1 điểm
Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930), vai trò nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin ở Việt Nam?
A.  
Xác định phương hướng tiến lên.
B.  
Xác định lực lượng nòng cốt.
C.  
Xác định lực lượng cách mạng.
D.  
Xác định giai cấp lãnh đạo.
Câu 43: 1 điểm
Những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc hoạch định hoàn chỉnh trong tài liệu nào sau đây?
A.  
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930).
B.  
Tác phẩm Đường Kách mệnh (1927).
C.  
Luận cương chính trị của Đảng (10-1930).
D.  
Cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
Câu 44: 1 điểm
Nội dung nào sau đây nhận định sai về ý nghĩa ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A.  
Là kết quả cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp trong những năm 20 của thế kỉ XX.
B.  
Là sự kết hợp giữa phong trào cộng sản quốc tế và tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây.
C.  
Có sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Nguyễn Ái Quốc.
D.  
Kết hợp phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời kì mới.
Câu 45: 1 điểm
Trong quá trình chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945, nội dung nào sau đây là vai trò của Nguyễn Ái Quốc để chuẩn bị về lực lượng chính trị?
A.  
Xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng.
B.  
Ra Chỉ thị thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.
C.  
Sáng lập và mở rộng Việt Nam Độc lập Đồng minh.
D.  
Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Câu 46: 1 điểm
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là
A.  
giải phóng giai cấp.
B.  
cải cách ruộng đất.
C.  
xoá bỏ tàn dư phong kiến.
D.  
giải phóng dân tộc.
Câu 47: 1 điểm
Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh (15-8-1945), Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền bằng hình thức nào sau đây?
A.  
Sử dụng các lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong suốt quá trình khởi nghĩa.
B.  
Kết hợp lực lượng ba thứ quân trong tổng tiến công và nổi dậy trên toàn quốc.
C.  
Tổng khởi nghĩa trong cả nước trước khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh.
D.  
Tổng khởi nghĩa trong cả nước trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Câu 48: 1 điểm
Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã
A.  
tận dụng thời cơ để đẩy lùi nguy cơ.
B.  
kết hợp đấu tranh chính trị và ngoại giao.
C.  
tiến hành tổng tiến công và nổi dậy.
D.  
tổng khởi nghĩa từ khi Nhật đảo chính Pháp.
Câu 49: 1 điểm
Thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đã
A.  
làm phá sản chiến lược toàn cầu của Mỹ.
B.  
xoá bỏ được mọi tàn dư của chế độ phong kiến.
C.  
xoá bỏ chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
D.  
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Câu 50: 1 điểm
Trong việc giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp (từ đầu tháng 3 đến trước ngày 19-12-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã
A.  
thực hiện chủ trương “hoà để tiến”.
B.  
nhận viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C.  
đối đầu quân sự với thực dân Pháp.
D.  
từ chối thiết lập quan hệ với phương Tây.
Câu 51: 1 điểm
Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ đầu tháng 3 đến tháng 12-1946) có tác dụng nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A.  
A. Buộc thực dân Pháp thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ.
B.  
B. Đã tránh được cuộc chiến tranh với thực dân Pháp sau này.
C.  
C. Kéo dài thời gian hoà bình để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
D.  
D. Chuẩn bị trực tiếp cho Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
Câu 52: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng 12-1946 đến tháng 7-1954 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
A.  
Ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B.  
Chủ động kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
C.  
Họp bàn, chỉ đạo các chiến dịch quan trọng.
D.  
Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
Câu 53: 1 điểm
Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với nhân dân Pháp tiến bộ, Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu (1949 – 1950) đem lại tác dụng nào sau đây?
A.  
Tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước đối với cuộc kháng chiến.
B.  
Đặt cơ sở cho Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C.  
Buộc Chính phủ Trung Hoa Dân quốc rút hết quân ra khỏi Việt Nam.
D.  
Tạo điều kiện thuận lợi để miền Bắc Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 54: 1 điểm
Trong vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (từ năm 1954 đến năm 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh có hoạt động nổi bật nào sau đây?
Câu 55: 1 điểm
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là gì?
A.  
Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
B.  
Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
C.  
Chống Mỹ trên hai mặt trận là quân sự và ngoại giao.
D.  
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở những vùng giải phóng.
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Bài đó [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin] khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo:

“Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.

(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)

Câu 56: 1 điểm

a) Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba.

Câu 57: 1 điểm

b) Việc Nguyễn Ái Quốc “hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba” đã mở ra cơ hội mới trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

Câu 58: 1 điểm

c) Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã đọc nhiều cuốn sách của Lê-nin.

Câu 59: 1 điểm

d) Cụm từ “đây là con đường giải phóng chúng ta!” trong đoạn tư liệu trên chính là con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“.. Trung ương đã quyết định cần tích cực chuẩn bị cho cuộc họp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội đại biểu. Bác Hồ Chí Minh] giục chuẩn bị cho kịp họp hai hội nghị quan trọng này từ tháng 7... Giữa lúc công việc bộn bề như thế, Bác bỗng bị mệt... Lúc nào tỉnh, Bác chỉ nói chuyện tình hình: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

(Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi kí,

NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr.129 – 130)

Câu 60: 1 điểm

a) Đoạn tư liệu ghi nhận vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc chớp thời cơ, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 61: 1 điểm

b) Hồ Chí Minh xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc từ khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Câu 62: 1 điểm

c) Thời cơ của Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được tính từ khi Nhật tiến hành đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương (9-3-1945).

Câu 63: 1 điểm

d) Bối cảnh nổ ra cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có sự đan xen giữa thời cơ và nguy cơ.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“...Cuốn sách không đề tên tác giả và được lưu hành trong Việt kiều ở Quảng Châu..., cuốn sách tóm tắt những bài giảng của đồng chí ấy về chủ nghĩa Mác – Lê-nin và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Cuốn “Đường Kách mệnh” là sự tiếp theo một cách lô-gic cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Nếu trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc thẳng tay vạch trần những tội ác của đế quốc Pháp trong những lãnh thổ thuộc địa bao la của chúng thì trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cụ thể giải phóng dân tộc”.

(E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1985, tr.142)

Câu 64: 1 điểm

a) Cùng với báo Thanh niên, cuốn sách Đường Kách mệnh về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 65: 1 điểm

b) Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và cuốn Đường Kách mệnh đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, phục vụ cho hoạt động cách mạng.

Câu 66: 1 điểm

c) Trong cuốn Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu vạch ra phương hướng, con đường cụ thể để giải phóng dân tộc Việt Nam.

Câu 67: 1 điểm

d) Cuốn Đường Kách mệnh được xuất bản ở Quảng Châu (Trung Quốc), do Nguyễn Ái Quốc xuất bản để phục vụ cách mạng.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam. Hội nghị đã thảo luận và nhất trí với ý kiến của Nguyễn Ái Quốc là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam).

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam: làm cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do. Lực lượng cách mạng toàn dân tộc (nòng cốt là công – nông). Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân – sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là “Độc lập, tự do”.

Câu 68: 1 điểm

a) Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam diễn ra vào mùa xuân năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc).

Câu 69: 1 điểm

b) Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về con đường cứu nước giải phóng dân tộc trong nhiều thập kỉ.

Câu 70: 1 điểm

c) Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh khoa học và sáng tạo, được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

Câu 71: 1 điểm

d) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho các bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử Việt Nam.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, tại Pác Bó (Cao Bằng), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị nhấn mạnh mâu thuẫn dân tộc đang diễn ra gay gắt, yêu cầu phải tạm gác các nhiệm vụ khác để tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Hội nghị chủ trương “thay đổi chiến lược” và giải thích rõ về nội dung sự thay đổi đó: “Cuộc cách mạng ở Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp là dân tộc giải phóng”.

Cùng với việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, những quyết định của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh đường lối chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng, ghi nhận sự trở lại của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị đầu năm 1930 và phát triển lên một tầm cao mới.

Câu 72: 1 điểm

a) Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai đang ở giai đoạn cuối.

Câu 73: 1 điểm

b) Hội nghị lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương tập trung vào giải quyết nhiệm vụ dân tộc giải phóng.

Câu 74: 1 điểm

c) Tại Hội nghị lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã “khẳng định lại” tính chất cuộc cách mạng tư sản dân quyền.

Câu 75: 1 điểm

d) Những quyết định trong Hội nghị lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương đã bổ sung và phát triển đường lối cách mạng Việt Nam lên tầm cao mới.

Cho bảng niên biểu một số sự kiện tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Thời gian

Nội dung sự kiện

28-2-1946

Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay cho quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản.

3-3-1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, chọn giải pháp “hoà để tiến”.

6-3-1946

Tại Hà Nội, thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với G. Xanh-tơ-ni – đại diện Chính phủ Pháp – bản Hiệp định Sơ bộ.

14-9-1946

Trong chuyến thăm nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá.

19-12-1946

Ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát động và hoạch định đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp.

1947 - 1954

Tham gia họp bàn và chỉ đạo các chiến dịch quan trọng trong suốt cuộc kháng chiến: Việt Bắc (1947), Biên giới thu – đông (1950), Điện Biên Phủ (1954),...

Câu 76: 1 điểm

a) Từ tháng 3 đến tháng 12-1946, nhờ những hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã tránh được việc đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù.

Câu 77: 1 điểm

b) Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết quan hệ Việt – Pháp (từ đầu tháng 3 đến trước ngày 19-12-1946) đã tránh được cuộc xung đột quân sự với Pháp.

Câu 78: 1 điểm

c) Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã chấm dứt giai đoạn “hoà hoãn tạm thời” giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

Câu 79: 1 điểm

d) Chủ tịch Hồ Chí Minh là người lãnh đạo cao nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi (1954).

Câu 80: 1 điểm
Những quốc gia nào sau đây ở châu Âu có nhiều hoạt động vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A.  
A. Pháp, Nga.
B.  
B. Pháp, Đức.
C.  
C. Nga, Thụy Sĩ, Đức.
D.  
D. Pháp, Hà Lan.
Câu 81: 1 điểm
Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ một trong những lí do cơ bản nào sau đây?
A.  
Là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản, tham gia bảo vệ hoà bình thế giới.
B.  
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho dân tộc Việt Nam.
C.  
Chủ tịch Hồ Chí Minh ủng hộ nhân dân Nam Phi chống chế độ A-pác-thai.
D.  
Có đóng góp trực tiếp vào giải quyết mâu thuẫn cuộc đối đầu Đông – Tây.
Câu 82: 1 điểm
Năm 1987, cuộc họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Pa-ri (Pháp) đã ra Nghị quyết số 24C/18.65, ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là
A.  
một nhà ngoại giao có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á trong thế kỉ XX.
B.  
nhà chính trị, quân sự, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời phong kiến.
C.  
Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam.
D.  
người vận dụng xuất sắc chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam.
Câu 83: 1 điểm
Hoạt động tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhân dân các nước trên thế giới không có hình thức nào sau đây?
A.  
Xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.
B.  
Xây dựng quảng trường.
C.  
Xây dựng Lăng Chủ tịch.
D.  
Xây dựng nhà lưu niệm.
Câu 84: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải điểm tương đồng về hình thức vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhân dân thế giới và nhân dân Việt Nam?
A.  
Xây dựng Lăng Chủ tịch.
B.  
Xây dựng quảng trường, nhà lưu niệm.
C.  
Viết sách về Hồ Chí Minh.
D.  
Xây dựng công trình tưởng niệm.
Câu 85: 1 điểm
Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam vì một trong những lí do cơ bản nào sau đây?
A.  
Là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ.
B.  
Góp phần vào xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C.  
Là người Việt Nam đầu tiên xuất dương tìm đường cứu nước.
D.  
Là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam.
Câu 86: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những hình thức vinh danh và tri ân của các thế hệ người Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A.  
Xây dựng ở mỗi xã một trường học mang tên Nguyễn Ái Quốc.
B.  
Tổ chức bán đấu giá cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp.
C.  
Đưa vào sách giáo khoa Lịch sử tất cả các bài viết của Nguyễn Ái Quốc.
D.  
Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học và nghệ thuật.
Câu 87: 1 điểm
Năm 2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để
A.  
phát động thế hệ trẻ đi học theo phong cách Hồ Chí Minh.
B.  
xây dựng hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn học.
C.  
phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
D.  
nâng cao năng lực học tập của nhân dân trong thời đại mới.
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“... Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

(Tập biên bản của Đại Hội đồng UNESCO, trích trong: UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr.72 – 73)

Câu 88: 1 điểm

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho dân tộc Việt Nam.

Câu 89: 1 điểm

b) Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO ghi nhận có nhiều đóng góp cho nhân loại.

Câu 90: 1 điểm

c) Liên hợp quốc đã ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam” vào dịp kỉ niệm 45 năm Cách mạng tháng Tám thành công.

Câu 91: 1 điểm

d) Nhân dân Việt Nam và thế giới vinh danh và tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức khác nhau và nối tiếp qua nhiều thế hệ.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“... Từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ tịch đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hi sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”.

(Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong Lễ truy điệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969 tại Hà Nội, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.626)

Câu 92: 1 điểm

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam và thế giới.

Câu 93: 1 điểm

b) Theo nội dung đoạn tư liệu, không chỉ tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc và nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục,...

Câu 94: 1 điểm

c) UNESCO ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam vào đúng dịp kỉ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 95: 1 điểm

d) UNESCO ra nghị quyết yêu cầu các nước thống nhất việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tuyến đường chi viện chiến lược mang tên Hồ Chí Minh là con đường huyền thoại, biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969), theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Đảng và Nhà nước đã xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đến nay, hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển trên khắp cả nước.

Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Quốc hội khoá VI của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành “Thành phố Hồ Chí Minh”.

Câu 96: 1 điểm

a) Sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những hình thức khác nhau.

Câu 97: 1 điểm

b) Các đường phố mang tên Hồ Chí Minh được thực hiện từ khi đất nước đổi mới.

Câu 98: 1 điểm

c) Việc Quốc hội khoá VI quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành “Thành phố Hồ Chí Minh” cũng là một hình thức vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 99: 1 điểm

d) Đến Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.


Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 4: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnhTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Thế giới trong và sau Chiến tranh Lạnh. Hỗ trợ ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

76 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

346,361 lượt xem 186,487 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 6: Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt NamTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

170 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

365,438 lượt xem 196,756 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 7: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nayTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

100 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

324,759 lượt xem 174,853 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 8: Lịch sử đối ngoại củ Việt Nam thời cận - hiện đạiTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận và hiện đại. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

108 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

313,166 lượt xem 168,616 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 2: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam ÁTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á. Phù hợp để ôn luyện và nâng cao kiến thức.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

278,301 lượt xem 149,842 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 1: Chủ nghĩa xã hội từ 1917 đến nayTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay. Phù hợp để ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

52 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

282,053 lượt xem 151,865 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 3: Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước cách mạng tháng 8 năm 1945)THPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

51 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

254,107 lượt xem 136,815 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 5: Asean những chặng đường lịch sửTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề ASEAN những chặng đường lịch sử. Phù hợp để ôn luyện toàn diện và nâng cao kiến thức.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

87 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

231,835 lượt xem 124,824 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 4. Cảm ứng ở sinh vật có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ đề thi chuyên sâu về chủ đề Cảm ứng ở sinh vật, tập trung vào các kiến thức quan trọng và bài tập thực hành. Đề thi kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài thi môn Sinh học.

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

286,703 lượt xem 154,364 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!