thumbnail

Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 3: Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước cách mạng tháng 8 năm 1945)

Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Từ khoá: Trắc nghiệm Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Chiến tranh bảo vệ tổ quốc Chiến tranh giải phóng Việt Nam lịch sử Luyện thi Tổng hợp kiến thức Phân tích chi tiết Học tập nâng cao

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa chiến lược của Việt Nam đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
A.  
Nằm trên tuyến đường giao thông và giao thương quốc tế quan trọng từ nhiều phía.
B.  
Giáp với Trung Quốc, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
C.  
Là nơi diễn ra cuộc tranh chấp giữa các cường quốc liên lục địa Âu – Á, Phi – Mỹ.
D.  
Là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía bắc và “cửa ngõ” qua các đại dương.
Câu 2: 1 điểm
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) có vai trò quyết định đối với
A.  
sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
B.  
công cuộc cải cách ruộng đất.
C.  
quá trình hình thành cộng đồng dân tộc.
D.  
chính sách bang giao với phương Tây.
Câu 3: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
A.  
A. Góp phần quan trọng vào hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.
B.  
B. Phát huy tinh thần bất khuất của dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm.
C.  
C. Chủ động ngăn chặn được mọi hành động xâm lược của thế lực xâm lược.
D.  
D. Góp phần khơi dậy, củng cố tinh thần đoàn kết và lòng tự hào dân tộc.
Câu 4: 1 điểm
Mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam là cuộc khởi nghĩa của
A.  
Hai Bà Trưng.
B.  
Bà Triệu.
C.  
Lý Bí.
D.  
Phùng Hưng.
Câu 5: 1 điểm
Dòng sông nào sau đây đã ba lần ghi danh quân dân Đại Việt đánh bại các thế lực xâm lược đến từ phương Bắc?
A.  
Sông Đà.
B.  
Sông Bạch Đằng.
C.  
Sông Hồng.
D.  
Sông Mê Công.
Câu 6: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), quân dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự độc đáo nào sau đây?
A.  
Đánh nhanh, thắng nhanh.
B.  
Chủ động nghị hoà sau thắng lợi về quân sự.
C.  
Vây thành, diệt viện.
D.  
Tổ chức tổng tiến công và nổi dậy trên cả nước.
Câu 7: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống giặc ngoại xâm?
A.  
Yêu nước.
B.  
Đoàn kết, bền bỉ.
C.  
Cam chịu.
D.  
Thông minh, gan dạ.
Câu 8: 1 điểm
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), những cuộc kháng chiến nào sau đây không thành công?
A.  
Chống quân Nam Hán (938) và quân Tống (1075 – 1077).
B.  
Chống quân Thanh (1789) và thực dân Pháp (1858 – 1884).
C.  
Chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) và chống quân Minh (1407).
D.  
Chống quân Minh (1407) và chống thực dân Pháp (1858 – 1884).
Câu 9: 1 điểm
Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là
A.  
Quang Trung.
B.  
Lê Lợi.
C.  
Lý Thường Kiệt.
D.  
Ngô Quyền.
Câu 10: 1 điểm
Câu nói: “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt... của Trần Quốc Tuấn là minh chứng cho nguyên nhân nào đưa tới thắng lợi của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống phương Bắc?
A.  
Tính chính nghĩa của kháng chiến.
B.  
Kế sách đánh giặc đúng đắn.
C.  
Tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc.
D.  
Kẻ địch gặp khó khăn.
Câu 11: 1 điểm
Từ thế kỉ III trước Công nguyên đến cuối thế kỉ XVIII, nhân dân Việt Nam đã đánh bại nhiều quân xâm lược đến từ phía Bắc, nhưng trong số đó không có quân xâm lược nào sau đây?
A.  
Quân Xiêm.
B.  
Quân Tống.
C.  
Quân Thanh.
D.  
Quân Mông – Nguyên.
Câu 12: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng, suy yếu trầm trọng của nhà Trần ở nửa sau thế kỉ XIV?
A.  
Giặc Minh câu kết với quân Chăm-pa chống phá và xâm lược.
B.  
Nhà nước không quan tâm sản xuất, quan lại mải lo ăn chơi.
C.  
Chu Văn An dâng sớ chém gian thần không được chấp thuận.
D.  
Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên nên bị suy yếu.
Câu 13: 1 điểm
Câu: “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh; khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có” phản ánh rõ nét về
A.  
chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử dưới thời Lê.
B.  
việc đề cao, coi trọng nhân tài qua thi cử, không chấp nhận tiến cử người tài.
C.  
quá trình tuyển chọn quan lại chỉ cần người tài thông qua khoa cử của Lê Lợi.
D.  
nghĩa vụ, trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Câu 14: 1 điểm
Một trong những nhân tố quyết định cho thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là gì?
A.  
Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
B.  
Đa phương hoá trong quan hệ quốc tế.
C.  
Huy động được sức mạnh toàn dân tộc.
D.  
Chủ trương giành thắng lợi từng bước.
Câu 15: 1 điểm
Thắng lợi của cuộc kháng chiến nào sau đây đã kết thúc hơn 1.000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, đồng thời mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam?
A.  
Kháng chiến chống quân Nam Hán.
B.  
Kháng chiến chống quân Tống lần 1.
C.  
Kháng chiến chống quân Tống lần 2.
D.  
Kháng chiến chống quân Mông Cổ.
Câu 16: 1 điểm
Nghệ thuật “Tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến tin chống quân Tống (1075 – 1077) được hiểu là
A.  
sử dụng lối “điều địch để đánh địch”.
B.  
chủ động tấn công trước để chế ngự kẻ thù.
C.  
vây thành để tiêu diệt quân tiếp viện.
D.  
xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
Câu 17: 1 điểm
Trong lịch sử chống ngoại xâm, chiến thắng nào sau đây diễn ra vào thời điểm mùa xuân của đất nước?
A.  
Kháng chiến chống quân Thanh (1789).
B.  
Kháng chiến chống quân Nguyên (1288).
C.  
Kháng chiến chống quân Nam Hán (938).
D.  
Kháng chiến chống quân Nguyên (1285).
Câu 18: 1 điểm
Thực tiễn lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cho thấy, kẻ thù xâm lược đều rất hùng mạnh, tàn bạo và phần lớn đến từ
A.  
phương Tây.
B.  
phương Bắc.
C.  
phương Đông.
D.  
phương Nam.
Câu 19: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đóng góp của phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam?
A.  
Lật đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.
B.  
Đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh.
C.  
Xoá bỏ ranh giới sông Gianh, Luỹ Thầy.
D.  
Đánh đuổi quân Xiêm và quân Minh.
Câu 20: 1 điểm
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, triều đại nào sau đây được thành lập sau thắng lợi của một cuộc đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược?
A.  
Triều Lý.
B.  
Triều Trần.
C.  
Triều Nguyễn.
D.  
Triều Lê sơ.
Câu 21: 1 điểm
Một trong những nguyên nhân dẫn đến không thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (nửa cuối thế kỉ XIX) là do triều Nguyễn không
A.  
chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Pháp.
B.  
phát huy được sức mạnh toàn dân tộc.
C.  
xây dựng lực lượng quân đội đông đảo.
D.  
tổ chức đánh quân Pháp ngay từ đầu.
Câu 22: 1 điểm
Những địa danh nào sau đây được sử sách Việt Nam ghi danh gắn với chiến công của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (cuối thế kỉ XVIII)?
A.  
Rạch Gầm – Xoài Mút và Chi Lăng – Xương Giang.
B.  
Như Nguyệt, Thăng Long và Bạch Đằng Giang.
C.  
Chương Dương, Cổ Loa và Ngọc Hồi – Đống Đa.
D.  
Rạch Gầm – Xoài Mút và Ngọc Hồi – Đống Đa.
Câu 23: 1 điểm
Danh nhân nào sau đây là “quân sư” của chủ tướng Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)?
A.  
Lê Quý Đôn.
B.  
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
C.  
Nguyễn Trãi.
D.  
Yết Kiêu.
Câu 24: 1 điểm
Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời phong kiến, nhân vật nào sau đây không được nhân dân vinh danh?
A.  
Lê Thánh Tông.
B.  
Quang Trung.
C.  
Lê Chiêu Thống.
D.  
Lê Lợi.
Câu 25: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa lịch sử về thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn (1427)?
A.  
Chấm dứt vĩnh viễn ý đồ xâm lược Đại Việt của phong kiến phương Bắc.
B.  
Chấm dứt ách đô hộ của nhà Minh kéo dài trong 20 năm (1407 – 1427).
C.  
Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước kéo dài nhiều thế kỉ.
D.  
Đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất lãnh thổ của Lê Lợi.
Câu 26: 1 điểm
Về quốc phòng – an ninh, Biển Đông đối với Việt Nam có tầm quan trọng nào sau đây?
A.  
Là tuyến phòng thủ từ phía đông của đất nước.
B.  
Là nơi có trữ lượng dầu khí lớn nhất Việt Nam.
C.  
Cung cấp nguồn tài nguyên, sinh vật đa dạng
D.  
Thúc đẩy phát triển ngành kinh tế du lịch biển.
Câu 27: 1 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chủ trương của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp ở Biển Đông?
A.  
Nhân nhượng các nước lớn để đổi lấy hoà bình trên biển.
B.  
Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để đổi lấy hoà bình.
C.  
Tuyệt đối không thương lượng để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
D.  
Chạy đua phát triển hải quân để bảo vệ chủ quyền trên biển.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Được kết nối thuận tiện bởi đại dương với phần còn lại của Đông Nam Á và nằm chính xác ngay tại vị trí đó, Việt Nam chiếm giữ một vị trí quan trọng về một chiến lược ở ngã tư đường của thế giới với châu Á. Tuyến đường biển giữa Trung Quốc và Ấn Độ được kiểm soát bởi các đội thuyền của Phù Nam và Chăm-pa, chừng nào sức mạnh của các vương quốc này chưa bị suy giảm. Hoạt động từ vịnh Cam Ranh ở miền Nam Việt Nam, thậm chí ngày nay một hạm đội mạnh có thể kiểm soát toàn bộ Biển Đông từ Xin-ga-po đến Pho-mu-sa và từ Ma-ni-la đến Hải Phòng”.

(Giô-sép Bất-ting-gơ, Con rồng nhỏ hơn – Một lịch sử chính trị của Việt Nam

(bản tiếng Anh), Niu Y-oóc, 1962, tr.45)

Câu 28: 1 điểm

a) Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường giao thông và giao thương quốc tế.

Câu 29: 1 điểm

b) Do sở hữu vị trí địa chiến lược ở Đông Nam châu Á, nên Việt Nam đương nhiên sẽ bị các thế lực bên ngoài xâm lược.

Câu 30: 1 điểm

c) Việt Nam tuy không tiếp giáp với Ấn Độ và Đông Nam Á hải đảo, nhưng từ xa xưa đã diễn ra nhiều hoạt động giao thương.

Câu 31: 1 điểm

d) Việt Nam có ba mặt giáp biển, là tuyến giao thông huyết mạch, nên có địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Thắng lợi của Việt Nam trong các cuộc khởi nghĩa giành độc lập và kháng chiến chống ngoại xâm để giữ vững nền độc lập luôn gắn liền với những truyền thống quý báu của dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong bối cảnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, các truyền thống của dân tộc tiếp tục được Đảng và Nhà nước phát huy.

Từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và mọi mặt của đời sống nhân dân các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7-2021, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”.

Câu 32: 1 điểm

a) Những bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị lớn trong việc đối phó với đại dịch Covid-19.

Câu 33: 1 điểm

b) Đoàn kết chống ngoại xâm thời phong kiến đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Câu 34: 1 điểm

c) Thời phong kiến, truyền thống yêu nước chỉ được phát huy qua vai trò của nhà vua.

Câu 35: 1 điểm

d) Yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Đối với tranh chấp Biển Đông, chủ trương nhất quán của Việt Nam là các bên tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước UNCLOS, nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên”.

(Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9-2-2007
về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020)

Câu 36: 1 điểm

a) Việt Nam ủng hộ hoà bình và tuân thủ theo các điều khoản của Công ước UNCLOS.

Câu 37: 1 điểm

b) Trong việc giải quyết chủ quyền biển, đảo, Việt Nam chỉ nhân nhượng các nước lớn.

Câu 38: 1 điểm

c) Việt Nam không khơi mào đối đầu về quân sự, việc sử dụng bạo lực chỉ có thể diễn ra khi ở tình thế bắt buộc.

Câu 39: 1 điểm

d) Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hoà bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lí.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Quân Mông Cổ dựa vào sức ngựa có thể tiến ào ạt nhanh chóng. Sự vận động thần tốc thường uy hiếp được tinh thần của đối phương và chiếm được thế chủ động trong chiến tranh. Nhưng chiến trường Đại Việt không phải như những thảo nguyên miền Bắc. Đất nước Việt Nam với những sông ngòi chia cắt làm cho kị binh giặc khó phát huy được sở trường của mình. Quân Trần thường chặn đánh bọn chúng trên các khúc sông – đấy là những chiến luỹ tự nhiên – để tiêu diệt chúng”.

(Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr.344 – 345)

Câu 40: 1 điểm

a) Sức mạnh của quân Mông Cổ là lực lượng kị binh và khi tác chiến ở vùng đồng bằng.

Câu 41: 1 điểm

b) Trong ba lần xâm lược Đại Việt, quân Mông – Nguyên đều gặp bất lợi về địa hình.

Câu 42: 1 điểm

c) Từ thực tiễn quân dân nhà Trần ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, phải biết kết hợp các yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hoà trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 43: 1 điểm

d) Yếu tố quyết định để quân dân nhà Trần giành thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII là tận dụng tốt điều kiện địa hình hiểm trở.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

[Rạng sáng ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy nhử quân Xiêm vào đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (trên sông Tiền, thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay) để tiêu diệt]. “Chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ, toàn bộ gần 5 vạn quân Xiêm bị nghĩa quân Tây Sơn quét sạch, chỉ còn lại vài ngàn tên thảo thân chạy về nước. Chúng kinh sợ phao truyền cho là “Sợ Tây Sơn như là sợ cọp” và tôn Nguyễn Huệ là “tướng nhà Trời”. Nguyễn Ảnh cũng bị bắt tại trận, nhưng do canh giữ sơ hở nên đã bỏ trốn”.

(Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung,

NXB Văn hoá — Thông tin, Hà Nội, 2006, tr.211 – 212)

Câu 44: 1 điểm

a) Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút của quân Tây Sơn là một trận đại thuỷ chiến.

Câu 45: 1 điểm

b) Nguyễn Huệ đã tận dụng địa hình để xây dựng trận địa mai phục tiêu diệt quân Xiêm.

Câu 46: 1 điểm

c) Sau thất bại ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút, quân Xiêm tuy đã khuất phục quân Tây Sơn, nhưng vẫn câu kết với quân Thanh để xâm lược Đại Việt.

Câu 47: 1 điểm

d) Sở dĩ quân Xiêm kéo vào xâm lược Đại Việt là do có sự dẫn đường của Nguyễn Ánh và sự cầu viện của vua Lê Chiêu Thống.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Một bản hiệp ước chuẩn bị sẵn gồm 27 điều khoản được trao cho triều đình Huế và chỉ được trả lời “thuận” hay “không thuận” trong vòng 24 giờ đồng hồ. Không còn cách nào khác, ngày 25-8-1883, đại diện triều đình Huế đành kí nhận hiệp ước (thường gọi là Hiệp ước Hác-măng”.

(Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỉ XX (1802 – 1884),

NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr.331)

Câu 48: 1 điểm

a) Theo đoạn tư liệu, đây là cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam.

Câu 49: 1 điểm

b) Đối tượng của cuộc kháng chiến là liên quân Pháp – Hoa, diễn ra vào cuối thế kỉ XIX.

Câu 50: 1 điểm

c) Tinh thần chống Pháp của đình Huế đã làm chậm quá trình Pháp bình định Việt Nam.

Câu 51: 1 điểm

d) Thực dân Pháp đã kết thúc quá trình xâm lược Việt Nam về quân sự sau hơn 1/4 thế kỉ.


Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 4: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnhTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Thế giới trong và sau Chiến tranh Lạnh. Hỗ trợ ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

76 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

346,362 lượt xem 186,487 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 6: Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt NamTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

170 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

365,438 lượt xem 196,756 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 7: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nayTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

100 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

324,759 lượt xem 174,853 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 9: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt NamTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam. Phù hợp để ôn luyện và nâng cao kỹ năng làm bài.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

99 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

341,129 lượt xem 183,673 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 8: Lịch sử đối ngoại củ Việt Nam thời cận - hiện đạiTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận và hiện đại. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

108 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

313,167 lượt xem 168,616 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 2: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam ÁTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á. Phù hợp để ôn luyện và nâng cao kiến thức.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

278,302 lượt xem 149,842 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 1: Chủ nghĩa xã hội từ 1917 đến nayTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay. Phù hợp để ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

52 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

282,054 lượt xem 151,865 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 5: Asean những chặng đường lịch sửTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề ASEAN những chặng đường lịch sử. Phù hợp để ôn luyện toàn diện và nâng cao kiến thức.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

87 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

231,835 lượt xem 124,824 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 4. Cảm ứng ở sinh vật có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ đề thi chuyên sâu về chủ đề Cảm ứng ở sinh vật, tập trung vào các kiến thức quan trọng và bài tập thực hành. Đề thi kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài thi môn Sinh học.

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

286,704 lượt xem 154,364 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!