thumbnail

Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 16. Hợp kim và sự ăn mòn kim loại có đáp án

Ôn luyện trắc nghiệm thi tốt nghiệp THPT môn Hóa
Chủ đề 6. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Tốt nghiệp THPT;Hóa học

Từ khoá: Ôn thi Tốt nghiệp THPT Môn Hóa học Trắc nghiệm Tổng hợp Hợp kim Ăn mòn kim loại Chủ đề Đáp án Kiến thức ôn tập

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 🎯

Số câu hỏi: 20 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

274,491 lượt xem 21,111 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.5 điểm
Hợp kim là vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản với
A.  
một số kim loại khác hoặc phi kim.
B.  
một số oxide của kim loại đó.
C.  
một số oxide kim loại khác hoặc phi kim.
D.  
một số phi kim và oxide của phi kim đó.
Câu 2: 0.5 điểm
Phát biểu nào sau đây sai?
A.  
Tính chất vật lí của hợp kim khác nhiều so với của đơn chất thành phần.
B.  
Tính chất hoá học của hợp kim tương tự tính chất của đơn chất thành phần.
C.  
Tính chất cơ học của hợp kim phụ thuộc vào thành phần đơn chất của hợp kim.
D.  
Tính chất cơ học của hợp kim không phụ thuộc vào hàm lượng các đơn chất.
Câu 3: 0.5 điểm
Trường hợp nào sau đây đã sử dụng phương pháp điện hoá để chống ăn mỏn kim loại?
A.  
Mạ vàng lên quai đồng hồ.
B.  
Bôi dầu mỡ lên xích xe đạp.
C.  
Gắn tấm kẽm lên mặt ngoài vỏ tàu biển.
D.  
Sơn kín bề mặt khung cửa thép.
Câu 4: 0.5 điểm
Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn kim loại?
A.  
Tàu đánh cá làm bằng thép bị hoen gi sau thời gian đi biển về.
B.  
Trống đồng bị chuyển màu xanh khi để lâu ngày trong không khí ẩm.
C.  
Vòng tay làm bằng bạc kim loại bị hoá đen khi sử dụng lâu ngày.
D.  
Nấu chảy vàng để đúc khuôn khi chế tác vàng trang sức.
Câu 5: 0.5 điểm
Khi kim loại bị ăn mòn, luôn xảy ra quá trình nào sau đây?
A.  
Oxi hoá kim loại thành ion kim loại.
B.  
Khử ion kim loại thành kim loại.
C.  
Khử oxygen trong không khí.
D.  
Khử kim loại thành ion kim loại.
Câu 6: 0.5 điểm
Trường hợp nào sau đây kim loại bị phá huỷ chủ yếu do ăn mòn hoá học?
A.  
Thiết bị làm bằng thép trong lò đốt lâu ngày bị phá huỷ.
B.  
Thép xây dựng bị gỉ khi để lâu ngày trong không khí ẩm.
C.  
Ống nước làm bằng gang bị gỉ khi chôn dưới đất lâu ngày.
D.  
Vỏ tàu biển làm bằng thép bị gỉ sau một thời gian sử dụng.
Câu 7: 0.5 điểm
Trường hợp nào sau đây kim loại bị phá huỷ chủ yếu do ăn mòn điện hoá học?
A.  
Thiết bị làm bằng sắt trong lò đốt lâu ngày bị phá huỷ.
B.  
Thước nhôm để trong không khí bị phủ bởi lớp Al2O3{\rm{A}}{{\rm{l}}_2}{{\rm{O}}_3} ở bề mặt.
C.  
Cánh cửa làm bằng thép nhanh bị gỉ khi để ngoài trời mưa.
D.  
Đốt dây sắt trong bình khí chlorine.
Câu 8: 0.5 điểmchọn nhiều đáp án

Tiến hành các thí nghiệm:

Liệt kê những thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hoá học theo số thứ tự tăng dần.

A.  

(1) Đốt dây nhôm trong bình khí oxygen.

B.  

(2) Cho đinh thép sạch vào dung dịch H2SO4{{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4} loãng.

C.  

(3) Cho lá Al vào dung dịch CuSO4.{\rm{CuS}}{{\rm{O}}_4}.

D.  

(4) Nối dây nhôm với dây đồng rồi để trong không khí ẩm.

Câu 9: 0.5 điểmchọn nhiều đáp án

Để xảy ra ăn mòn điện hoá học thì cần đủ các yếu tố nào sau đây?

Liệt kê các yếu tố theo số thứ tự tăng dần.

A.  

(1) Phải có hai điện cực khác chất nhau (hai kim loại khác nhau hoặc kim loại với phi kim).

B.  

(2) Hai điện cực phải tiếp xúc với nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn).

C.  

(3) Hai điện cực phải được nối qua vôn kế hoặc ampe kế.

D.  

(4) Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.

Câu 10: 0.5 điểmchọn nhiều đáp án

Để bảo vệ vật bằng thép khỏi bị ăn mòn điện hoá, trong thực tế người ta đã thực hiện một số cách sau:

Liệt kê những cách sử dụng phương pháp bảo vệ bề mặt theo số thứ tự tăng dần.

A.  

(1) Sơn kín bề mặt cánh cửa làm bằng thép.

B.  

(2) Tráng kẽm lên tấm thép mỏng khi sản xuất tôn.

C.  

(3) Gắn một số tấm kẽm lên vỏ tàu làm bằng thép.

D.  

(4) Cho dầu mỡ lên các ốc vít trên đường ray.

Câu 11: 0.5 điểmchọn đúng/sai

Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoăc sai.

Gang và thép là hai hợp kim quan trọng của sắt. Chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống, sản xuất, xây dựng và công nghiệp.

A.
 
Thép và gang đều là hợp kim chứa kim loại cơ bản là sắt.
B.
 
Hàm lượng carbon trong gang cao hơn trong thép.
C.
 
Trong thép và gang chí có hai đơn chất là sắt và carbon.
D.
 
Tính chất cơ học của thép có thể thay đổi khi có sự điều chỉnh thành phần.
Câu 12: 0.5 điểmchọn đúng/sai
Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoăc sai.

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Hình ảnh

Buớc 1. Cho vào cốc thuỷ tinh 30 mL dung dịch H2SO40,5M.{{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}0,5{\rm{M}}.

Buớc 2. Cho một lá nhôm và một lá đồng vào cốc sao cho chúng không tiếp xúc với nhau. Để yên khoảng 1 phút.

Buớc 3. Dùng dây dẫn điện nối lá nhôm và lá đồng với một vôn kế (như hình trên).

Biết: E Al 3 + / Al 0 = 1 , 676 V ; E 2 H + / H 2 0 = 0 V ; E Cu 2 + / Cu ° = + 0 , 340 V .

A.
 
Ở bước 2, lá nhôm bị ăn mòn hoá học còn lá đồng không bị ăn mòn.
B.
 
Ở bước 3, có sự tạo thành cặp pin điện hoá, trong đó lá nhôm là cathode và lá đồng là anode.
C.
 
Ở bước 3, khí chỉ thoát ra ở bề mặt lá đồng, còn ở lá nhôm không có khí thoát ra.
D.
 
Ở bước 3, kim vôn kế chỉ 1,336  V.1,336\;{\rm{V}}.
Câu 13: 0.5 điểmchọn đúng/sai
Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoăc sai.

Tiến hành thí nghiệm (như hình vẽ): Rót dung dịch NaCl bão hoà vào cốc 1, cốc 2, cốc 3 ; cho dầu nhờn vào cốc 4. Cho vào cốc 1 và cốc 4 một đinh sắt sạch, cho vào cốc 2 đinh să̆t sạch được quấn bởi dây kẽm, cho vào cốc 3 đinh sắt sạch được quấn bởi dây đồng. Để 4 cốc trong không khí khoảng 5 ngày.

Hình ảnh
A.
 
Ở cốc 4, đinh sắt không bị gỉ (không bị ăn mòn).
B.
 
Ở cốc 2, đinh sắt không bị gỉ, dây Zn bị ăn mòn và có khí thoát ra.
C.
 
Ở cốc 3, đinh sắt bị gỉ nhiều nhất và dây đồng không bị ăn mòn.
D.
 
Ở cốc 1, đinh sắt bị gỉ và dung dịch có màu vàng của FeCl2.{\rm{FeC}}{{\rm{l}}_2}.
Câu 14: 0.5 điểmchọn đúng/sai
Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoăc sai.

Hợp kim duralumin được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay.

A.
 
Hợp kim duralumin là hợp kim của nhôm (aluminium).
B.
 
Hợp kim duralumin có đặc điểm nhẹ, cứng, bền cơ học.
C.
 
Hợp kim duralumin được sản xuất bẳng cách nấu chảy quặng bauxite.
D.
 
Hợp kim duralumin bền trong môi trường acid và môi trường kiềm.
Câu 15: 0.5 điểmchọn đúng/sai
Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoăc sai.

Trong không khí ẩm, các vật dụng, thiết bị làm bằng gang, thép rất dễ bị ăn mòn và bị phá huỷ ở điều kiện thường. Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về sự ăn mòn của gang, thép carbon trong không khí ẩm?

A.
 
Gang, thép carbon bị phá huỷ chủ yếu do ăn mòn điện hoá học.
B.
 
Chất oxi hoá trong quá trình ăn mòn là oxygen trong không khí.
C.
 
Khi để trong không khí ẩm, trên bề mặt gang và thép xuất hiện vô số pin điện hoá.
D.
 
Các electron của sắt (iron) được chuyển trực tiếp cho oxygen trong không khí.
Câu 16: 0.5 điểmchọn đúng/sai
Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoăc sai.

Tiến hành thí nghiệm về ăn mòn điện hoá như hình sau.

Hình ảnh
A.
 
Điện cực Zn là anode, điện cực Cu là cathode.
B.
 
Khí H2{{\rm{H}}_2} chỉ thoát ra trên bề mặt thanh Cu, trên thanh Zn không có khí thoát ra.
C.
 
Nồng độ cation Zn2+{\rm{Z}}{{\rm{n}}^{2 + }} trong dung dịch tăng dần.
D.
 
Sau một thời gian tốc độ thoát khí sẽ giảm dần và màu xanh của dung dịch đậm dần.
Câu 17: 0.5 điểmchọn đúng/sai
Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoăc sai.

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Buớc 1. Cho 1 viên kẽm (zinc, Zn) vào ống nghiệm chứa 5 mL dung dịch H2SO41M.{{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}1{\rm{M}}. Để yên khoảng 2 phút.

Buớc 2. Sau bước 1, nhỏ tiếp 5 giọt dung dịch CuSO41M{\rm{CuS}}{{\rm{O}}_4}1{\rm{M}} vào ống nghiệm trên.

A.
 
Ở bước 1, viên kẽm tan và có khí không màu thoát ra.
B.
 
Ở bước 2, xuất hiện chất rắn màu đỏ bám lên viên Zn.
C.
 
Ở bước 2, tốc độ thoát khí tăng lên so với thời điểm cuối bước 1.
D.
 
Ở bước 1, nếu thay dung dịch H2SO41M{{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}1{\rm{M}} bằng dung dịch HCl 1 M thì tốc độ hoà tanZn\tan {\rm{Zn}} vẫn không đổi.
Câu 18: 0.5 điểmchọn đúng/sai
Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoăc sai.

Khi để trong không khí ẩm lâu ngày, các vật dụng làm bằng thép carbon sẽ bị gỉ (bị ăn mòn). Cho các phát biểu sau về sự ăn mòn của thép:

A.
 
Thép bị ăn mòn trong không khí ẩm chủ yếu là do ăn mòn điện hoá học.
B.
 
Khi xảy ra ăn mòn, có sự di chuyển electron từ nguyên tử iron sang nguyên tử carbon.
C.
 
Sản phẩm quá trình ăn mòn của thép chủ yếu là Fe(OH)2.{\rm{Fe}}{({\rm{OH}})_2}.
D.
 
Nếu thép được ngâm trong dầu hoả hoặc dầu nhờn sẽ chống được ăn mòn.
Câu 19: 0.5 điểm

Hợp kim duralumin có thể bị phá huỷ trong dung dịch kiềm do xảy ra phản ứng: 2Al+2NaOH+2H2O2NaAlO2+3H2.2{\rm{Al}} + 2{\rm{NaOH}} + 2{{\rm{H}}_2}{\rm{O}} \to 2{\rm{NaAl}}{{\rm{O}}_2} + 3{{\rm{H}}_2}. Để xác định hàm lượng Al trong hợp kim duralumin, người ta ngâm 10 gam mẫu hợp kim trong dung dịch kiềm dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy chất rắn, làm khô cân lại thấy còn 0,8 gam chất rắn không tan. Giả sử chỉ có Al tan trong kiềm. Trong hợp kim duralumin trên, Al chiếm bao nhiêu phần trăm về khối lượng? (Làm tròn kết quả đến hàng phần muơòi)

Câu 20: 0.5 điểm

Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm (các tạp chất khác không đáng kể). Đồng thau được sử dụng để trang trí, làm ổ khoá, bánh răng, vòng bi, tay nắm cửa, vỏ đạn, các hệ thống ống nước, điện và một số nhạc cụ,... Để xác định hàm lượng Cu trong một loại đồng thau, người ta cho 10 gam mảnh đồng thau vào dung dịch H2SO4{{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4} (loãng, dư); sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy phần chất rắn đem làm khô, cân lại thu được 6,5 gam chất rắn. Hàm lượng đồng trong loại đồng thau trên bằng bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Đề thi tương tự