thumbnail

(2025 MỚI NHẤT) Bộ Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Vật Lý - Đề Số 12

Cập nhật ngay đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý 2025 (Đề số 12), được thiết kế bám sát cấu trúc đề thi chính thức của Bộ Giáo dục. Bộ đề bao gồm các câu hỏi lý thuyết trọng tâm và bài tập thực hành phong phú, giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng và làm quen với các dạng bài thi thực tế. Đây là tài liệu cần thiết để bạn tự tin chinh phục kỳ thi THPT môn Vật Lý với kết quả cao.

 

Từ khoá: đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lýđề thi thử Vật Lý 2025đề số 12 ôn thi môn Vật Lýtài liệu ôn thi Vật Lý THPTđề thi môn Vật Lý mới nhất 2025luyện thi THPT môn Vật Lý hiệu quảcấu trúc đề thi Vật Lý THPT 2025ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý đạt điểm caođề thi thử môn Vật Lý 2025đề ôn thi môn Vật Lý chất lượng cao

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 🎯📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Vật Lý Các Tỉnh (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết

Số câu hỏi: 28 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

235,397 lượt xem 18,103 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm, sét. Sau đó, ta còn nghe được tiếng sấm ầm ì kéo dài, gọi là sấm rền. Sự hình thành sấm rền được giải thích chủ yếu do hiện tượng
A.  
khúc xạ ánh sáng từ tia sét.
B.  
phản xạ sóng âm.
C.  
nhiễu xạ sóng ánh sáng từ tia sét.
D.  
giao thoa sóng âm.
Câu 2: 0.25 điểm

Một bức xạ điện từ có tần số 2.1017 Hz. Cho tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không là 3.108 m/s. Bức xạ điện từ đã cho là

A.  
tia X.
B.  
tia tử ngoại.
C.  
ánh sáng nhìn thấy.
D.  
tia hồng ngoại.
Câu 3: 0.25 điểm
Một vật dao động cưỡng bức do tác dụng của ngoại lực F=0,5cos10 π t (F tính bằng N, t tính bằng s). Vật dao động cưỡng bức với
A.  
tần số góc 10 rad/s.
B.  
chu kì 2 s.
C.  
biên độ 0,5 m.
D.  
tần số 5 Hz.
Câu 4: 0.25 điểm
Một vật nhỏ dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x=10cos(2πtπ3)x = 10\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{3}} \right) (cm). Pha dao động ban đầu của vật là
A.  
π3(rad). - \frac{\pi }{3}({\rm{rad}}).
B.  
2πt(rad).2\pi {\rm{t}}({\rm{rad}}).
C.  
2πtπ3(rad).2\pi {\rm{t}} - \frac{\pi }{3}({\rm{rad}}).
D.  
2π(rad).2\pi ({\rm{rad}}).
Câu 5: 0.25 điểm

Đồ thị trong Hình 1 mô tả sự biến đổi thế năng của hai vật nhỏ dao động điều hoà. Phát biểu nào sau đây đúng?

Hình ảnh
A.  
Hai vật dao động điều hoà cùng chu kì.
B.  
Thế năng cực đại của vật (1) gấp 2 lần thế năng cực đại của vật (2).
C.  
Tại thời điểm t=0,5 s hai vật có thế năng bằng nhau.
D.  
Tại thời điểm t= 1,0 s hai vật đều có thế năng cực đại.
Câu 6: 0.25 điểm
Người ta thực hiện công 50 J để nén một lượng khí trong một xilanh. Nội năng của khí tăng 20 J. Phát biểu nào sau đây đúng?
A.  
Khối khí nhận 70 J nhiệt lượng từ môi trường.
B.  
Khối khí truyền 70 J nhiệt lượng ra môi trường.
C.  
Khối khí truyền 30 J nhiệt lượng ra môi trường.
D.  
Khối khí nhận 30 J nhiệt lượng từ môi trường.
Câu 7: 0.25 điểm
Trong xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở nhiệt độ 27 °C và áp suất 0,6 atm. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm đi 5 lần và khí có áp suất là 6 atm. Nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén là
A.  
600 K.
B.  
279 °C.
C.  
54 °C.
D.  
416 K.
Câu 8: 0.25 điểm
Một ấm nhôm chứa 2 lít nước ở 20 °C. Cho khối lượng riêng của nước là 1 000 kg/m3 và nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước nước tăng thêm 1 °C là C = 4 200 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước trong ấm tăng nhiệt độ đến 100 °C là
A.  
8,4 kJ.
B.  
168 kJ.
C.  
672 kJ.
D.  
840 kJ.
Câu 9: 0.25 điểm

Một bình kín có thể tích 0,6 m, chứa khí ở nhiệt độ 27 °C và áp suất 1,5 atm. Khi mở nắp, áp suất khí còn 1 atm, nhiệt độ 0 °C. Thể tích khí thoát ra khỏi bình (ở 0 °C và 1 atm) là

A.  
0,819 m3.
B.  
0,219 m3.
C.  
0,989 m3.
D.  
0,389 m3.
Câu 10: 0.25 điểm
Xét quá trình nung nóng một lượng khí xác định trong một bình kín, bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình. Gọi Q là nhiệt lượng mà khí nhận được, U là độ biến thiên nội năng của khí và A là công mà khí thực hiện. Biểu thức nào sau đây đúng?
A.  
U = A.
B.  
U = A + Q.
C.  
U = 0.
D.  
U = Q.
Câu 11: 0.25 điểm
Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng?
A.  
Các phân tử, nguyên tử chất rắn dao động xung quanh các vị trí cân bằng không xác định.
B.  
Lực tương tác giữa các phân tử của một chất ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử của chất đó ở thể lỏng và thể khí.
C.  
Các phân tử luôn hút nhau.
D.  
Các phân tử, nguyên tử đứng sát nhau, giữa chúng không có khoảng cách.
Câu 12: 0.25 điểm
Một mạch kín phẳng có diện tích S đặt trong một từ trường sao cho vectơ cảm ứng từ B\overrightarrow {\rm{B}} hợp với vectơ pháp tuyến n\overrightarrow {\rm{n}} của mặt phẳng chứa mạch một góc α . Từ thông ϕ qua diện tích S được xác định bởi biểu thức
A.  
ϕ = BScos α .
B.  
ϕ = BSsin α .
C.  
ϕ = BStan α .
D.  
ϕ = BScot α .
Câu 13: 0.25 điểm
Hiện nay, bộ sạc không dây được sử dụng rộng rãi cho nhiều dòng điện thoại thông minh. Phần đế sạc được cắm điện sẽ tạo ra một từ trường biến thiên gây ảnh hưởng lên cuộn dây được đặt trong điện thoại. Từ trường biến thiên này sẽ tạo ra một dòng điện cảm ứng (được điều chỉnh phù hợp với các thông số của pin) và sạc pin cho điện thoại. Nguyên tắc hoạt động của sạc không dây dựa trên ứng dụng của
A.  
hiện tượng từ hoá của cuộn dây trong điện thoại.
B.  
cảm ứng điện từ.
C.  
sóng điện từ.
D.  
tác dụng từ của dòng điện một chiều.
Câu 14: 0.25 điểm
Một vòng dây dẫn kín được đặt trong từ trường có vectơ cảm ứng từ B\overrightarrow {\rm{B}} . Trong khoảng thời gian đủ nhỏ t, từ thông qua vòng dây biến thiên một lượng ϕ . Độ lớn ec của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây được xác định bằng biểu thức nào dưới đây?
A.  
ec=ΔΦΔt.{{\rm{e}}_{\rm{c}}} = - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta {\rm{t}}}}.
B.  
ec=ΔΦΔt.{{\rm{e}}_{\rm{c}}} = \frac{{|\Delta \Phi |}}{{\Delta {\rm{t}}}}.
C.  
ec=ΔΦΔt.{{\rm{e}}_{\rm{c}}} = - \Delta \Phi \cdot \Delta {\rm{t}}.
D.  
ec=ΔΦΔt.{{\rm{e}}_{\rm{c}}} = |\Delta \Phi | \cdot \Delta {\rm{t}}.
Câu 15: 0.25 điểm
Số nucleon trong hạt nhân 82206  Pb_{82}^{206}\;{\rm{Pb}}
A.  
206.
B.  
82.
C.  
124.
D.  
288.
Câu 16: 0.25 điểm
Hạt nhân 88226Ra_{88}^{226}{\rm{Ra}} phân rã và biến đổi thành hạt nhân 88226Ra_{88}^{226}{\rm{Ra}} . Tia phóng xạ do 88226Ra_{88}^{226}{\rm{Ra}} phát ra là tia
A.  
γ.\gamma .
B.  
β.{\beta ^ - }.
C.  
α.\alpha .
D.  
β+.{\beta ^ + }.
Câu 17: 0.25 điểm
Hạt nhân 36Li_3^6{\rm{Li}} có khối lượng 6,0145u.6,0145{\rm{u}}. Biết khối lượng của proton và neutron lần lượt là mp=1,0073u{{\rm{m}}_{\rm{p}}} = 1,0073{\rm{u}}mn=1,0087u;1uc2=931,5MeV.{{\rm{m}}_{\rm{n}}} = 1,0087{\rm{u}};1{\rm{u}}{{\rm{c}}^2} = 931,5{\rm{MeV}}. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 36Li_3^6{\rm{Li}}
A.  
5,2 MeV/nuclôn.
B.  
31,2 MeV/nuclôn.
C.  
0,2 MeV/nuclôn.
D.  
10,4 MeV/nuclôn.
Câu 18: 0.25 điểm
Trong các phát biểu về phản ứng phân hạch dưới đây, phát biểu nào không đúng?
A.  
Phân hạch là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.
B.  
Để xảy ra phản ứng phân hạch kích thích của hạt nhân X cần truyền cho X một năng lượng đủ lớn vào cỡ vài MeV.
C.  
Phản ứng phân hạch là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
D.  
Khối lượng tối thiểu của chất phân hạch để phản ứng phân hạch dây chuyền duy trì được trong đó gọi là khối lượng tới hạn.
Câu 19: 1 điểmchọn đúng/sai

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Để khảo sát sự thay đổi động lượng của các vật trong quá trình va chạm, người ta tiến hành thí nghiệm với hai xe đẩy có gắn cảm biến kết nối với phần mềm được cài đặt trên máy tính. Cho hai xe va chạm với nhau trên một máng ngang (ma sát không đáng kể). Đồ thị vận tốc – thời gian của hai xe được phần mềm ghi lại như Hình 2. Vùng tô đậm trên đồ thị cho biết sự thay đổi vận tốc của các xe trong quá trình va chạm và thời gian va chạm. Biết xe 1 có khối lượng 250 g.

Hình ảnh
A.
 
Vận tốc của xe 2 trước va chạm là 0,4m/s0,4 \, \text{m/s}.
B.
 
Động lượng của xe 1 trước va chạm là 0kgm/s0 \, \text{kgm/s}.
C.
 
Khối lượng của xe 2 là 750g750 \, \text{g}.
D.
 
Lực tương tác giữa hai xe trong quá trình va chạm có độ lớn trung bình là 20N20 \, \text{N}.
Câu 20: 1 điểmchọn đúng/sai

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox. Đồ thị li độ – thời gian của vật được cho như Hình 3. Lấy gia tốc rơi tự do là g = π 2 =10 m/s2.

Hình ảnh
A.
 
Thời điểm ban đầu, vật có li độ x0=5cmx_0 = 5 \, \text{cm}.
B.
 
Chu kì dao động của vật là T=1,2sT = 1,2 \, \text{s}.
C.
 
Trong 5 s đầu tiên kể từ thời điểm t=0t = 0, vật thực hiện được 5 dao động toàn phần.
D.
 
Tại thời điểm t=1/3st = 1/3 \, \text{s}, vật có tốc độ 75cm/s75 \, \text{cm/s} và đang đi theo chiều âm của trục OxOx.
Câu 21: 1 điểmchọn đúng/sai

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Một học sinh tiến hành thí nghiệm tạo sóng dừng trên dây đàn hồi căng ngang có chiều dài L = 60 cm. Một đầu sợi dây được gắn cố định, đầu còn lại được nối với một cần rung. Điều chỉnh tần số của cần rung và quan sát hình ảnh của sợi dây thì nhận thấy khi cần rung có tần số f = 120 Hz thì trên dây hình thành sóng dừng ổn định như Hình 4. M và N là hai điểm trên dây.

Hình ảnh
A.
 
M là nút sóng và N là bụng sóng.
B.
 
Khoảng cách giữa vị trí cân bằng của M và vị trí cân bằng của N là 30 cm.
C.
 
Tốc độ truyền sóng trên dây là 30 m/s.
D.
 
Điều chỉnh tần số của cần rung tăng dần thì tần số tiếp theo tạo sóng dừng trên dây là 150 Hz.
Câu 22: 1 điểmchọn đúng/sai

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Để tìm hiểu về các quá trình chuyển thể của ammonia (NH3), người ta đun nóng 500 gam ammonia lỏng ở nhiệt độ 210 K trong một cốc chịu nhiệt dưới áp suất chuẩn (1 atm). Biết rằng năng lượng nhiệt được cung cấp không đều đặn. Cho nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng và nhiệt hoá hơi riêng của ammonia lần lượt là C = 4 710 J/kgK, L= 1,37.106 J/kg. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của ammonia theo thời gian, người ta thu được đồ thị như Hình 5.

Hình ảnh
A.
 
Nhiệt độ sôi của ammonia là 513°C.
B.
 
Cần được cung cấp 685 kJ nhiệt lượng để 500 g ammonia hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi của nó.
C.
 
Từ thời điểm \( t_1 \) đến thời điểm \( t_2 \), thế năng tương tác của các phân tử ammonia tăng nhưng động năng tịnh tiến trung bình của chúng không thay đổi.
D.
 
Tổng nhiệt lượng cần cung cấp cho lượng ammonia nói trên kể từ khi bắt đầu đun đến thời điểm \( t \) lớn hơn 760 kJ.
Câu 23: 0.25 điểm

Cho mạch điện như Hình 6. Nguồn điện của suất điện động là E = 12 V, điện trở trong r = 0,5 Ω , điện trở R = 4,5 Ω . Vôn kế có điện trở vô cùng lớn. Số chỉ của vôn kế bằng bao nhiêu vốn?

Hình ảnh
Câu 24: 0.25 điểm

Cho dòng điện có cường độ 24 A chạy qua một dây dẫn bằng đồng có tiết diện thẳng 2,5 mm2. Dòng điện chạy qua dây là dòng chuyển dời có hướng của các electron, với mật độ electron là n=8,49.1028 m-3. Biết điện tích của electron là qe =−1,6.10-19C. Tốc độ dịch chuyển của electron trong dây dẫn bằng bao nhiêu mm/s? (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

Câu 25: 0.25 điểm

Sự phụ thuộc theo thời gian của nhiệt lượng Q toả ra trên điện trở R = 20 Ω khi có dòng điện không đổi chạy qua được cho bởi Hình 7. Công suất toả nhiệt của điện trở bằng bao nhiêu mW?

Hình ảnh
Câu 26: 0.25 điểm

614C_6^{14}{\rm{C}} là một đồng vị phóng xạ β có chu kì bán rã 5 730 năm. Định tuổi bằng 614C_6^{14}{\rm{C}} là phương pháp lợi dụng các thuộc tính phóng xạ của 614C_6^{14}{\rm{C}} nhằm xác định niên đại của các cổ vật có chất liệu hữu cơ. Một cổ vật bằng gỗ được khai quật vào năm 2019 có số hạt nhân 614C_6^{14}{\rm{C}} bằng k lần số hạt nhân 612C_6^{12}{\rm{C}} . Biết rằng trong một mẫu gỗ tươi cùng loại, số hạt nhân 614C_6^{14}{\rm{C}} bằng ko lần số hạt nhân 612C_6^{12}{\rm{C}} với k = 0,96k0. Tới năm 2025, tuổi của đĩa gỗ khoảng bao nhiêu năm? (Kết quả được làm tròn tới chữ số thập phân đầu tiên).

Câu 27: 0.25 điểm

Một lượng khí lí tưởng chứa trong một xilanh kín có pít-tông có thể chuyển động không ma sát dọc theo thành xilanh. Ban đầu, khối khí ở trạng thái có thể tích 0,010 m3, áp suất 100 kPa. Khí được làm lạnh đẳng áp tới khi thể tích còn là 0,006 m3. Nhiệt lượng mà khí mất đi trong quá trình làm lạnh là 800 J. Nội năng của khí biến thiên một lượng có độ lớn bằng bao nhiêu joule?

Câu 28: 0.25 điểm

Một dây dẫn có chiều dài L = 2 m, điện trở R = 4 Ω được uốn thành một khung dây hình vuông. Khung dây được đặt cố định trong một từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Một nguồn điện có suất điện động E = 2,7 V và điện trở trong r = 0 được mắc vào một cạnh của khung dây (Hình 8). Cho cảm ứng từ tăng đều từ B0 = 0,02 T đến B = 0,08 T trong thời gian 0,05 s. Biết rằng khung dây không bị biến dạng. Cường độ của dòng điện chạy trong mạch bằng bao nhiêu ampe?

Hình ảnh

Đề thi tương tự

(2025 MỚI NHẤT) Bộ Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Vật Lý - Đề Số 9 (Miễn Phí)THPT Quốc giaVật lý

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

271,91020,912

(2025 MỚI NHẤT) Bộ Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Vật Lý - Đề Số 11THPT Quốc giaVật lý

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

311,02623,921

(2025 MỚI NHẤT) Bộ Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Vật Lý - Đề Số 13THPT Quốc giaVật lý

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

288,26922,170

(2025 MỚI NHẤT) Bộ Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Vật Lý - Đề Số 7THPT Quốc giaVật lý

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

278,64721,429

(2025 MỚI NHẤT) Bộ Đề Luyện Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Vật Lí - Đề Số 3THPT Quốc giaVật lý

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

349,69326,895

(2025 MỚI NHẤT) Bộ Đề Luyện Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Vật Lí - Đề Số 5THPT Quốc giaVật lý

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

317,13524,385

(2025 MỚI NHẤT) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Địa Lí - Đề Số 2THPT Quốc giaĐịa lý

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

314,74724,206

(2025 MỚI NHẤT) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Hóa Học - Đề Số 2THPT Quốc giaHoá học

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

305,76923,515

(2025 MỚI NHẤT) Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Hóa Học - Đề Số 8THPT Quốc giaHoá học

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

290,83122,367